Lời Bác dạy hôm qua, gieo mầm hôm nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản vô giá về tư tưởng, đạo đức và phong cách cho các thế hệ tiếp nối. (Nguồn: Tranh của họa sĩ Vương Trình, sáng tác năm 1967)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản vô giá về tư tưởng, đạo đức và phong cách cho các thế hệ tiếp nối. (Nguồn: Tranh của họa sĩ Vương Trình, sáng tác năm 1967)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, không chỉ dẫn dắt đất nước đi đến độc lập, tự do mà còn để lại một di sản vô giá về tư tưởng, đạo đức và phong cách. Những lời dạy của Người xuất phát từ trái tim yêu nước, thương dân sâu sắc và tầm nhìn chiến lược vượt thời đại, vẫn vẹn nguyên giá trị, soi đường chỉ lối cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Những lời dạy vượt thời gian

Phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không chỉ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mà còn là nhu cầu tự thân, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của đạo đức cách mạng, coi đó là "gốc" của người cách mạng. Người dạy: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được Nhân dân”. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của người cộng sản, thể hiện ở tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần quốc tế trong sáng. Đó còn là sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, là tình thương yêu bao la đối với đồng bào, đồng chí, là tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.

Không chỉ chú trọng đến đạo đức, Bác Hồ còn đặc biệt quan tâm đến phong cách làm việc. Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng lớn và những hành động cụ thể, giản dị. Người luôn nêu gương sáng về tinh thần tận tụy, sâu sát, gần gũi quần chúng, lắng nghe ý kiến của Nhân dân. Phong cách làm việc của Bác là sự khoa học, dân chủ, tỉ mỉ, chu đáo, luôn đặt lợi ích của tập thể, của Nhân dân lên trên hết. Người không chấp nhận bệnh quan liêu, xa rời thực tế, coi thường quần chúng. Những lời dạy về phong cách làm việc như “nói đi đôi với làm”, “phải đi sâu đi sát quần chúng”, “việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”, “chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, về sức mạnh của Nhân dân, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Những tư tưởng này đã trở thành “kim chỉ nam” cho mọi hành động của Đảng và dân tộc ta trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước.

Trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, những lời dạy của Bác càng trở nên thiết thực và cấp thiết. Tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường là nền tảng vững chắc để Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đạo đức cách mạng trong sáng là yếu tố then chốt để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ đức, đủ tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. Phong cách làm việc dân chủ, khoa học, gần gũi Nhân dân là phương thức hiệu quả để củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của đất nước.

Gieo mầm tương lai từ những giá trị bền vững

Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Từ Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị đến các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch hành động cụ thể của các cấp ủy đảng, chính quyền, phong trào đã đi vào chiều sâu, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em. (Ảnh tư liệu)

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em. (Ảnh tư liệu)

Các cấp ủy đảng, chính quyền đã chú trọng đưa nội dung học tập và làm theo Bác vào chương trình, kế hoạch công tác thường xuyên, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết những vấn đề bức xúc của Nhân dân. Nhiều cơ quan, đơn vị đã xây dựng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử văn hóa, tạo môi trường làm việc dân chủ, trách nhiệm, hiệu quả. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đều thấm nhuần sâu sắc tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng ta có thể thấy rõ những “mầm xanh” đang nảy nở từ việc học tập và làm theo Bác. Nhiều tấm gương cán bộ, đảng viên tận tụy với công việc, hết lòng phục vụ Nhân dân, không tham nhũng, tiêu cực đã được biểu dương, nhân rộng. Trong cộng đồng, tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, sống có trách nhiệm với xã hội ngày càng được nâng cao. Các hoạt động thiện nguyện, các phong trào vì cộng đồng ngày càng thu hút đông đảo người dân tham gia, thể hiện rõ nét truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta mà Bác Hồ đã dày công vun đắp.

Đặc biệt, việc học tập và làm theo Bác đã được chú trọng trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Các trường học đã tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, lồng ghép những câu chuyện, bài học về Bác vào các môn học và hoạt động ngoại khóa. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động thiết thực, tạo môi trường để thanh niên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, coi các em là hạnh phúc của gia đình và tương lai của đất nước. Bác ví trẻ em như những mầm non, chủ nhân tương lai của đất nước, nhấn mạnh rằng sự phát triển toàn diện của trẻ em quyết định sự tự cường và tự lập của dân tộc. Bác mong muốn các cháu chăm ngoan, học giỏi để gìn giữ giang sơn và làm rạng danh đất nước. Sinh thời, Bác thường xuyên căn dặn các ngành, đoàn thể về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, coi đó là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết cho thế hệ cách mạng mai sau.

Thấm nhuần lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thể hiện qua các chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục và sự kiện Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6. Tuy nhiên, để công tác này thực sự hiệu quả, cần sự chung tay của cả cộng đồng để giải quyết các vấn đề của trẻ em, hướng tới xây dựng một thế hệ tương lai khỏe mạnh, có đạo đức, trí tuệ, góp phần vào sự phát triển của đất nước. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, việc bảo vệ và chăm sóc các em là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Điều đáng suy ngẫm cho mỗi người ngày nay là bên cạnh những kết quả tích cực, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vẫn còn những hạn chế nhất định. Ở một số nơi, việc triển khai còn hình thức, chưa thực sự đi vào chiều sâu. Đơn cử, vẫn còn tình trạng cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, gây bức xúc trong Nhân dân; vẫn còn tình trạng xâm hại, ngược đãi trẻ em và việc thực thi pháp luật chưa hiệu quả. Để công tác học tập và làm theo Bác hiệu quả hơn, các cấp ủy đảng, chính quyền và mỗi cá nhân cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc này; gắn liền với đổi mới nội dung, phương pháp triển khai, tạo sự chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm, nói không đi đôi với làm. Toàn xã hội cần chú trọng xây dựng và nhân rộng những điển hình tiên tiến, những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong học tập và làm theo Bác, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội.

Lời Bác dạy hôm qua vẫn còn vang vọng, soi sáng con đường đi tới của dân tộc. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là trách nhiệm đạo đức, là tình cảm thiêng liêng của mỗi người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu. Gieo những mầm xanh hôm nay từ những giá trị bền vững mà Bác đã để lại, chúng ta tin tưởng rằng đất nước Việt Nam sẽ ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác hằng mong muốn.

Đọc thêm

Hướng dẫn bố trí, sắp xếp người không chuyên trách khi triển khai chính quyền địa phương 2 cấp

Trường hợp cần thiết, UBND cấp xã có thể sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố - Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp của Chính phủ vừa ký Công văn 12/CV-BCĐ gửi Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn một số nội dung đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

'Hơi thở thứ hai' của báo chí

Các chuyên gia tham dự phiên thảo luận (PNTĐ)
(PLVN) - Đứng trước những biến động khó lường của kỷ nguyên mới, báo chí Việt Nam đang đặt ra câu hỏi: Hơi thở thứ hai là gì? Liệu đó có phải là sự trở lại với báo chí chất lượng, tính khả tín, khám phá sự thật và định hướng dư luận?.

Nghề báo, cứ đi rồi sẽ tới...

Với “Bộ tứ trụ cột” làm nền tảng chiến lược, đất nước cần một đội ngũ người làm báo không chỉ giỏi nghề, thạo công nghệ, mà còn kiên định lý tưởng, dấn thân vì sự nghiệp phát triển đất nước. (Ảnh minh họa - Nguồn: most.gov.vn)
(PLVN) - Tháng Sáu về luôn là những ngày chộn rộn với người làm báo. Dù có người do nghề nghiệp lựa chọn, có người là chạm tới khát vọng trở thành một nhà báo, thì nghề báo luôn là một sự dấn thân và đam mê khi bạn đã “mang lấy nghiệp vào thân”...

Nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim từ mỗi hơi thuốc

Trong phút ban đầu của quá trình hút thuốc nhịp tim bắt đầu tăng lên, có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu hút thuốc. (Ảnh: Sở Y tế tỉnh Cà Mau).
(PLVN) - Theo bác sĩ Dương Thị Tú, Trung tâm Y tế huyện Cái Nước (Cà Mau), khói thuốc lá có thể gây ảnh hưởng tức thì đến tim mạch chỉ sau vài phút hút. Cụ thể, nhịp tim có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu tiên. Đây là phản ứng nguy hiểm cảnh báo gánh nặng lên hệ tuần hoàn ngay cả khi mới tiếp xúc với thuốc lá.

'Sứ mệnh đặc biệt' của báo chí

Báo Pháp luật Việt Nam chung tay xóa nhà tạm tại Yên Bái. (Ảnh: Đức Tuyển)
(PLVN) - Mỗi khi nhắc đến sứ mệnh của báo chí, người ta thường nhắc đến vai trò thông tin, tuyên truyền các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Thế nhưng, bên cạnh đó, báo chí còn đảm nhiệm một sứ mệnh đặc biệt: sứ mệnh nhân đạo. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng chính sách an sinh xã hội và lan tỏa những điều tốt đẹp, tích cực trong đời sống.

Bắt đầu đợt mưa dông ở Bắc Bộ

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 21-23/6 một đợt mưa dông mới sẽ diễn ra ở Bắc Bộ. Đợt mưa này sẽ gây mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to ở Bắc Bộ.

Nhà báo trẻ trong kỷ nguyên mới - Thách thức và sứ mệnh

Các nhà báo, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam được tuyên dương Nhà báo trẻ tiêu biểu năm 2025.
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, khi thông tin lan truyền với tốc độ ánh sáng và ranh giới giữa đúng - sai, thật - giả ngày càng mong manh, trách nhiệm của nhà báo trẻ không chỉ dừng lại ở việc đưa tin nhanh, mà còn phải trở thành người dẫn đường cho nhận thức xã hội. Họ là những người đứng giữa cơn bão dữ liệu, lựa chọn sự thật, kiểm chứng đến cùng, giữ vững đạo đức nghề nghiệp và không ngừng làm mới cách thể hiện để chạm đến công chúng một cách sâu sắc.

Phụ nữ với 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phụ nữ với 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam”.
(PLVN) - Hơn một thế kỷ qua, báo chí cách mạng không chỉ là công cụ tuyên truyền hiệu quả của Đảng mà còn là tiếng nói đồng hành cùng phụ nữ Việt Nam trong hành trình khẳng định vị thế, vai trò trong gia đình và xã hội.

Tòa soạn xanh - Đạo đức báo chí và sứ mệnh tuyên truyền bảo vệ môi trường

Các ấn phẩm Báo Pháp luật Việt Nam đã và đang phản ánh sâu, rộng các vấn đề môi trường cấp bách trong nước và toàn cầu. (Ảnh: PLVN)
(PLVN) - Bảo vệ môi trường là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững, bên cạnh phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Trong tiến trình này, báo chí nói chung, Báo Pháp luật Việt Nam nói riêng, giữ vai trò không thể thay thế trong việc tuyên truyền chính sách, phát hiện vấn đề, định hướng dư luận và thúc đẩy thay đổi hành vi xã hội. Truyền thông vì môi trường không chỉ là trách nhiệm mà còn là sứ mệnh mang tính nhân văn và bền vững đối với tương lai đất nước.

Khi người trẻ bước vào nghề báo

Phóng viên Linh Chi phỏng vấn nhân vật trong chuyến thực địa tại Vườn quốc gia Cát Bà. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hành trình bước vào nghề báo của những phóng viên trẻ luôn mở đầu bằng những trang nhật ký trong trẻo, đan xen cảm giác bỡ ngỡ, lo âu và vô số bài học vỡ lòng.

Người làm báo thời chuyển đổi số: Gánh trên vai sứ mệnh công dân số

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và các đồng chí lãnh đạo dự Lễ công bố Chuyển đổi số báo chí 2024. (Ảnh: Nguyễn Phương)
(PLVN) - Kỷ nguyên mới mở ra không chỉ bằng những bước tiến công nghệ mà còn bởi sự tái định hình toàn diện mọi thiết chế xã hội - trong đó báo chí không nằm ngoài guồng xoay đổi thay ấy. Trong bối cảnh mới, người làm báo không chỉ là người đưa tin, người kể chuyện, người “gác cổng” dư luận - mà đang dần trở thành một chủ thể tích cực trong không gian số, gánh trên vai sứ mệnh mới: sứ mệnh công dân số.

Báo chí và công nghiệp văn hóa trong kỷ nguyên mới

Các diễn giả bàn về các giải pháp tăng nguồn lực cho báo chí để làm tốt nhiệm vụ thúc đẩy văn hóa. (Ảnh: BTC).
(PLVN) - Diễn đàn “Vai trò của báo chí trong việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa năm 2025” tại Hải Phòng vừa qua không chỉ là dịp tri ân những đóng góp của báo chí cách mạng Việt Nam trong suốt 100 năm qua, mà còn là bước khởi đầu quan trọng để khẳng định vị thế của báo chí trong sự nghiệp phát triển văn hóa và con người trong kỷ nguyên mới...

Hải quan chung tay vì cộng đồng không ma túy

Các đại biểu dự Lễ mít tinh. (Ảnh: Đ.P)
(PLVN) - Tại xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) vừa phối hợp với Chi cục Hải quan khu vực IX tổ chức Lễ mít tinh tuyên truyền phòng, chống ma túy năm 2025.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mô hình "Bản sáng vùng biên" - Bài cuối: "Nhịp cầu" đưa pháp luật đến với vùng biên

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mô hình "Bản sáng vùng biên" - Bài cuối: "Nhịp cầu" đưa pháp luật đến với vùng biên
(PLVN) - Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ biên giới, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, các đồn biên phòng trên tuyến biên giới đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, củng cố thế trận lòng dân vững chắc nơi biên cương Tổ quốc.

Tăng cường công tác phòng chống thiên tai, không để bị động, bất ngờ

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025. Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh tuyệt đối không để bị động, bất ngờ, không để gián đoạn trong chỉ đạo trong bối cảnh sắp xếp lại đơn vị hành chính và thực hiện chính quyền địa phương hai cấp.

Nữ chiến sỹ Công an gần 20 năm 'làm báo'

Thượng tá Hoàng Xuân Lý cùng các anh em tác nghiệp với phóng sự “Cần có cuộc đại phẩu thuật trong công tác quản lý bảo vệ rừng”
(PLVN) - Với gần 20 năm cầm bút, thượng tá Hoàng Xuân Lý - Phó Trưởng phòng công tác Đảng và công tác Chính trị, Công an tỉnh Hà Tĩnh, không chỉ làm nhiệm vụ của một cán bộ trong lực lượng vũ trang mà còn là cây bút sắc sảo, đầy tâm huyết với nghề báo - nghề mà chị gọi là “nghiệp duyên đặc biệt”.