Logistics Việt Nam: Bao giờ dịch vụ khá, giá phải chăng?

Muốn logistics Việt Nam phát triển mạnh, cần tăng cường đầu tư hạ tầng và kết nối các phương thức vận tải
Muốn logistics Việt Nam phát triển mạnh, cần tăng cường đầu tư hạ tầng và kết nối các phương thức vận tải
(PLO) - Logistics được đánh giá là ngành dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nhưng nó lại chưa được quan tâm đúng mức ở Việt Nam, khiến chất lượng thấp, giá đắt đỏ. 

Nhận diện điểm yếu...

Theo ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp (DN) Logistics Việt Nam, ngành này đang phát triển ở nước ta với tốc độ từ 15-16%/năm. Năm 2016 Việt Nam chi 41,26 tỷ USD, tương đương 20,8% GDP cho dịch vụ logistics.

Chúng ta có khoảng 3.000 DN hoạt động trong ngành dịch vụ logistics, trong đó khoảng 1.300 là DN vừa và nhỏ. 70% các hoạt động logistics tại Việt Nam do DN nước ngoài thực hiện; 30% còn lại do DN Việt Nam vận hành, chủ yếu tham gia vào dịch vụ mang lại ít giá trị gia tăng như vận tải nội địa, dịch vụ cảng biển, cảng hàng không, kho bãi, khai báo hải quan, giám định, kiểm nghiệm hàng hóa, bốc dỡ hàng hóa… 

Cũng theo ông Hiệp, điểm yếu của các DN logistics Việt Nam là chi phí dịch vụ đắt, chất lượng cung ứng dịch vụ yếu. Theo ông Hiệp, việc giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành dịch vụ logistics là một yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam. Vậy làm gì để ngành logicstics phát triển trong tương lai?

Theo tìm hiểu của PLVN, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 thông qua Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Đây là lần đầu tiên nước ta có một kế hoạch hành động logistics tầm quốc gia toàn diện và là nội dung, động lực cho ngành dịch vụ logistics Việt Nam phát triển. 

Theo Chủ tịch Hiệp hội logistics Việt Nam, Quyết định số 200 đề ra 60 nhiệm vụ với 4 nội dung của hệ thống logistics; mục tiêu đến năm 2015, tỷ trọng đóng góp ngành logistics vào GDP đạt 8% - 10%, tốc độ tăng trưởng đạt 15% - 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% - 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16% - 20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt từ 50 trở lên.

Ngành Logistics Việt Nam có thực hiện được những nhiệm vụ đã được Chính phủ đề ra hay không phụ thuộc vào nỗ lực của từng DN và cơ sở thực tiễn của ngành hiện nay. Theo một số chuyên gia kinh tế, nền kinh tế nước ta đang có đà tăng trưởng tốt thời gian qua. Đặc biệt, năm 2017, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,81% là tiền đề quan trọng cho việc tăng trưởng của ngành dịch vụ logistics. 

Cơ chế tích cực

Một số chuyên gia kinh tế nhận xét, chính sách và luật lệ liên quan đến các hoạt động logistics đang có thay đổi theo hướng tạo thuận lợi cho DN hoạt động. Việc bổ sung sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và việc thực hiện Nghị quyết 19-2007/NQ-CP của Chính phủ về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ tạo thuận lợi cho thương mại và hoạt động logistics.

Trong đợt cắt giảm các điều kiện kinh doanh vừa được Bộ Công Thương tuyên bố mới đây, Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics sẽ được sửa đổi, cắt giảm. Việc này sẽ tạo thuận lợi cho việc kinh doanh dịch vụ logistics và đầu tư của nước ngoài vào ngành dịch vụ này, phù hợp với tiến trình hội nhập của Việt Nam. Việc ký kết và thực hiện các Hiệp định FTA thế hệ mới sẽ thúc đẩy sản xuất, thương mại và đầu tư phát triển mạnh mẽ, qua đó tạo tiền đề cho hoạt động logistics phát triển vượt bậc trong thời gian tới.

 Ngoài ra, kết cấu hạ tầng logistics đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Quốc hội đã thông qua kế hoạch phát triển đường cao tốc Bắc - Nam theo từng giai đoạn, phát triển sân bay quốc tế Long Thành. Việt Nam và Lào nhất trí phát triển đường cao tốc Viêng Chăn - Hà Nội, Việt Nam và Campuchia đã thông qua kế hoạch xây dựng đường cao tốc Nông Pênh - TP HCM. Khi đi vào hoạt động những công trình giao thông này sẽ tạo thuận lợi cho vận tải xuyên biên giới trong khu vực.

Theo chuyên gia kinh tế TS.Nguyễn Minh Phong, để ngành logistics phát triển, Việt Nam cần đột phá cơ chế quản lý Nhà nước, bao gồm cả chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, pháp luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lý để bảo đảm vai trò hỗ trợ, kiến tạo môi trường tự do kinh doanh lành mạnh, bình đẳng; phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics và các DN dịch vụ logistics đầu tàu, chuyên nghiệp, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Cũng theo TS. Phong, cần rà soát các cam kết quốc tế về dịch vụ logistics tại WTO, ASEAN và các hiệp định thương mại tự do (FTA), từ đó xây dựng phương án đàm phán cam kết về dịch vụ logistics tại các FTA trong tương lai và kiến nghị các biện pháp đảm bảo tránh xung đột trong cam kết về logistics tại các diễn đàn quốc tế, tránh xung đột giữa cam kết quốc tế về logistics với pháp luật trong nước. 

Mục tiêu logistics đóng góp 8 - 10% GDP

“Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đã đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp ngành logistics vào GDP đạt 8% - 10%, tốc độ tăng trưởng đạt 15% - 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% - 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16% - 20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt từ 50 trở lên”.

Đọc thêm

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.