Loạt quyết sách giúp sản xuất công nghiệp Bình Dương tăng cao nhất trong 3 năm 'bất chấp' dịch

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương ước đạt hơn 17 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2021. (Ảnh minh họa).
Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương ước đạt hơn 17 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2021. (Ảnh minh họa).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kết thúc 6 tháng đầu năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Bình Dương tăng 7,23% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ tăng 6,73%). Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 17,08 tỷ USD, tăng 47,2% so với cùng kỳ năm 2020. Thành quả này là nhờ những quyết sách chủ động, sáng tạo của tỉnh.

Trong 6 tháng đầu năm, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và xuất hiện nhiều ca lây nhiễm ngoài cộng đồng tại tỉnh Bình Dương đã tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, các ngành, lĩnh vực kinh tế vẫn tiếp tục phục hồi và khởi sắc, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,23% so với cùng kỳ, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm trở lại đây.

Trong các ngành, lĩnh vực tăng trưởng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,39% so với cùng kỳ. Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao (85%) trong tổng số giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp.

Đáng chú ý, hầu hết các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu đều có chỉ số sản xuất tăng khá cao so với cùng kỳ như: dệt may; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản phẩm từ cao su và plastic; kim loại; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; thiết bị điện; xe có động cơ…

Cụ thể, chỉ số sản xuất sản phẩm máy móc thiết bị tăng 16,04%; chỉ số sản xuất sản phẩm giường, tủ, bàn, ghế tăng 26,73%; chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 5,2% và trang phục tăng 4,26%. Hai ngành này có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước, một số thị trường xuất khẩu chính đã chuyễn biến tích cực. Trong đó Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch đạt 1,55 tỷ USD, hiện tại nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đã có đơn hàng đến hết quý 3 và cuối năm 2021.

Tương tự, chỉ số sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 12,24%, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép, tôn mạ và ống thép đều tăng trưởng mạnh, nhất là sản phẩm tôn mạ, trong đó sản lượng xuất khẩu tăng cao. Hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ quy mô lớn đều đang vận hành hết công suất, dẫn đầu là Công ty Cổ phần tập đoàn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim, hai doanh nghiệp này đang mở rộng thêm thị phần xuất khẩu tiếp tục dẫn đầu với mức thị phần lần lượt đạt 35,5% và 15,5%.

6 tháng đầu năm, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp đã chủ động thích ứng được với tình hình mới.

6 tháng đầu năm, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp đã chủ động thích ứng được với tình hình mới.

Sự tăng trưởng của ngành công nghiêp kéo theo chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm tăng 6,89% so cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao so cùng kỳ như: sản xuất dệt; da và các sản phẩm có liên quan; sản phẩm từ cao su và plastic; thiết bị điện; phương tiện vận tải khác...

Đặc biệt, sự hồi phục và tăng trưởng cao của công nghiệp Bình Dương trong 6 tháng đầu năm kéo theo kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng cao. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 17 tỷ USD, tăng 47,2% so với cùng kỳ, các mặt hàng xuất khẩu tăng khá cao so với cùng kỳ như: Sản phẩm gỗ, hàng dệt may, hàng giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện...

Đánh giá về kết quả phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, theo UBND tỉnh Bình Dương, ngay từ đợt bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên trong nước (đầu năm 2020), tỉnh đã tập trung phân tích, đánh giá, dự báo mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến từng ngành, từng lĩnh vực và từ đó có kịch bản, phương án giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất, phục hồi thị trường xuất khẩu, đảm bảo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch 2021, làm tiền đề hoàn thành kế hoạch 2021-2025.

Xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 là phát triển hạ tầng kỹ thuật giao thông và cải cách hành chính. Tỉnh đã tập trung chủ động phối hợp, nghiên cứu giải pháp đầu tư các dự án giao thông quan trọng, kết nối liên vùng và giải phóng mặt bằng để thi công các dự án; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế.

Với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, kịp thời của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng tình hưởng ứng của người dân nên kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng; vừa ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh lây lan, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đạt được nhiều điểm sáng tích cực.

Hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã chủ động thích ứng với tình hình mới; nhiều doanh nghiệp tin tưởng vào môi trường đầu tư kinh của tỉnh nên số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cũng như số vốn tăng cao; thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục được duy trì. Không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa và tăng giá bất hợp lý…

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

(PLVN) -  Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau 2 tháng bán ròng cổ phiếu trên HNX. Trong đó, giá trị mua vào 1.128 tỷ đồng và bán ra hơn 1.084 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 9/2024, khối này mua ròng 44,2 tỷ đồng.

Đọc thêm

Không yêu cầu ký quỹ đủ tiền trước giao dịch là giải pháp ngắn hạn

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì.
(PLVN) - Liên quan đến nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, một trong những điểm mới tại dự thảo Thông tư do Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài chính đang soạn thảo là tiêu chí không yêu cầu phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua cổ phiếu của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn…

Thị trường chứng khoán Việt Nam như người mặc áo chật

Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương
(PLVN) - Theo Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện đã đạt được độ lớn, như người mặc áo chật, cần bước lên bước tiến mới, và trải nghiệm của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài là một trong những yếu tố nâng hạng TTCK

Vẫn chưa có lộ trình đưa hệ thống KRX vào vận hành

Nhà đầu tư theo dõi diễn biến thị trường chứng khoán tại HoSE. (Ảnh: Hứa Chung/TTXVN)
(PLVN) - Bộ Tài chính cho biết, nhà thầu KRX đang rà soát, kiểm thử thêm để đánh giá về việc vận hành của hệ thống. Căn cứ kết quả kiểm thử, rà soát, Chủ đầu tư sẽ báo cáo Bộ Tài chính lộ trình triển khai tiếp theo.

Vì sao các tổ chức tài chính tích cực với cổ phiếu MSN?

Vì sao các tổ chức tài chính tích cực với cổ phiếu MSN?
(PLVN) - Mức vốn hóa hiện tại cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan được cho rằng chưa phản ánh đúng giá trị nội tại của doanh nghiệp. Điều này là do với chỉ tổng vốn hóa của hai tài sản là Masan Consumer và ngân hàng Techcombank đã vượt qua giá trị của MSN.

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE
Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán (VSDC) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán cho Công ty Cổ phần BCG Energy với tên mã là BGE. BCG Energy là một trong các công ty thành viên trụ cột của Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG), phụ trách mảng năng lượng tái tạo.

Thị trường chứng khoán hoạt động an toàn, ổn định dù nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm việc với HOSE chiều 13/6.
(PLVN) - 6 tháng đầu năm thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) liên tục bán ròng, với giá trị bán ròng lũy kế trên 38 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên theo lãnh đạo Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), TTCK Việt Nam vẫn hoạt động ổn định, an toàn, minh bạch, thanh khoản cao, tiếp tục khẳng định là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế…

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Nam A Bank lên sàn chứng khoán HOSE

Ông Trần Ngô Phúc Vũ, chủ tịch HĐQT Nam A Bank, thực hiện nghi lễ đánh chiêng - báo hiệu giờ giao dịch chính thức đầu tiên của cổ phiếu NAB trên sàn HOSE. (Ảnh: Nam Á Bank)
(PLVN) - Sáng nay 8/3, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) công bố và trao quyết định niêm yết, chào mừng ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank).

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối từ tháng 3/2024

Trước mắt, Hệ thống công bố thông tin một đầu mối sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên HNX.
(PLVN) - Từ ngày 08/3/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ vận hành Hệ thống công bố thông tin (CBTT) một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán (GDCK). Trước mắt, sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023
(PLVN) - Chiều nay, 28/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán (SJCV) tổ chức công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2023. Đây là hoạt động thường niên được SJCV tổ chức từ khi thành lập đến nay trên cơ sở bình chọn của các thành viên. Dưới đây là các sự kiện, vấn đề nổi bật: