Loạt phim Việt bối cảnh cũ khiến khán giả hoài niệm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong guồng quay điện ảnh Việt, ngày càng có nhiều tác phẩm đa dạng về thể loại, nội dung và bối cảnh được "trình làng". Trong đó, các phim có bối cảnh retro (cổ điển) chinh phục khán giả nhờ bầu không khí hoài niệm, tái hiện lại giai đoạn thanh xuân rực rỡ của một thế hệ.

Tháng năm rực rỡ

“Tháng năm rực rỡ” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng có thể coi là một trong những tác phẩm bối cảnh retro thành công của điện ảnh Việt cả trên phương diện thương mại và phê bình. Phim được làm lại từ phim ăn khách - “Sunny” của điện ảnh Hàn Quốc, xoay quanh câu chuyện từ những ngày tháng thanh xuân tới trưởng thành của một nhóm các cô bạn thân, với nhân vật trung tâm là Hiểu Phương (Hoàng Yến Chibi/Hồng Ánh).

Cùng với lời khen về kịch bản và diễn xuất tròn trịa của dàn diễn viên, “Tháng năm rực rỡ” còn thành công trong việc phục dựng bối cảnh. Chuyện phim xảy ra ở hai thời điểm: một là Sài Gòn hiện đại, một là Đà Lạt năm 1975.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cùng ê-kíp đã mang trở lại màn ảnh những gì đặc trưng nhất trong cuộc sống của những thiếu nữ trung học ở những năm 70. Từng bộ quần áo phong cách retro, những tờ bạc giấy hay những ca khúc đầy hoài niệm “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, “Niệm khúc cuối”, “Yêu”… với bản phối mới mẻ, tất cả như đưa khán giả về năm 75.

“Tháng năm rực rỡ” đưa khán giả về năm 75.

“Tháng năm rực rỡ” đưa khán giả về năm 75.

Song Lang

Với bộ phim đầu tay, đạo diễn Leon Lê đưa khán giả trở lại với Sài Gòn thập niên 80 trong “Song Lang”, một trong những phim được đánh giá cao của điện ảnh Việt. Phim không chỉ là sự khẳng định khả năng của chàng ca sĩ đá chéo sân Isaac, mà còn mang đến cho màn ảnh rộng Việt Nam gương mặt diễn viên nam trẻ hứa hẹn - Liên Bỉnh Phát.

Là tác phẩm ra đời vào dịp kỷ niệm 100 năm môn nghệ thuật cải lương, “Song Lang” xoay quanh cuộc đời của Dũng “Thiên Lôi” (Liên Bỉnh Phát) - một tay đầu gấu sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, song vì cuộc sống mưu sinh mà theo kiếp đòi nợ thuê. Dũng gặp gỡ Linh Phụng - kép hát của một đoàn cải lương, cả hai dần xích lại gần nhau nhờ cùng mang tình yêu với nghệ thuật.

Dấu ấn cổ kính đậm nét của phim dựa nhiều vào phần hình ảnh, với gam màu vàng bụi bặm, những con hẻm nhỏ, những mái nhà cũ kỹ mang đậm hơi thở đời sống Sài Gòn thập niên 80. Bối cảnh quan trọng của phim - các sân khấu cải lương cũng khiến khán giả như được sống lại trong không gian nghệ thuật những năm 80 của thế kỷ trước. Các yếu tố khác như phục trang, âm nhạc… cũng góp phần lớn vào thành công của bộ phim.

“Song Lang” là phim đậm nét cổ kính.

“Song Lang” là phim đậm nét cổ kính.

Cô gái đến từ hôm qua

“Cô gái đến từ hôm qua” của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cũng là một tác phẩm tiêu biểu của điện ảnh Việt khi nhắc tới những phim lấy bối cảnh “xưa cũ”. Phim là câu chuyện tình yêu tuổi học trò đáng yêu giữa anh chàng Thư “thơ thẩn” (Ngô Kiến Huy) và nàng thơ mới chuyển trường Việt An (Miu Lê).

Lấy bối cảnh những năm 90, phim cũng tái hiện những nét đặc trưng nhất trong đời sống văn hóa đại chúng lúc bấy giờ. Phim đưa khán giả về mái trường cấp ba với tà áo dài trắng thướt tha, với bàn ghế gỗ, bảng đen, phấn màu, rồi lại bước ra những ngả đường Sài Gòn với gánh hàng rong, với rạp chiếu bóng… Một mảnh ký ức tuổi học trò tưởng chừng đã ngủ quên bất ngờ rục rịch thức giấc, khẽ "cào nhẹ" vào trái tim mỗi khán giả, khiến người xem bùi ngùi, thổn thức không nguôi.

Góp phần lớn trong thành công của phim nằm ở phần âm nhạc với những ca khúc đình đám Làn Sóng Xanh cuối thập niên 90 như “Tình thơ”, “Tuổi hồng thơ ngây”, “Tình thôi xót xa”, “Người ta nói”... không chỉ tạo hiệu ứng nhằm tô đậm cảm xúc của nhân vật, mà còn khiến khán giả hoàn toàn chìm đắm vào bầu không khí trong phim.

“Cô gái đến từ hôm qua” tái hiện những nét đặc trưng nhất trong đời sống văn hóa đại chúng những năm 90.

“Cô gái đến từ hôm qua” tái hiện những nét đặc trưng nhất trong đời sống văn hóa đại chúng những năm 90.

Gặp lại chị bầu

Dịp Tết Giáp Thìn 2024, đạo diễn Nhất Trung sẽ cùng khán giả một lần nữa quay về Sài Gòn thập niên 90 đầy nhiệt huyết và tràn ngập hơi thở thanh xuân trong “Gặp lại chị bầu”. Phim quy tụ dàn diễn viên chất lượng gồm Anh Tú, Diệu Nhi, Ngọc Phước, Quốc Khánh và nghệ sĩ Lê Giang, pha trộn các thể loại hài hước, gia đình và thanh xuân để mang đến những giờ phút đầy ấm áp, hoài niệm trong những ngày đầu năm mới.

Phim kể câu chuyện về Phúc (Anh Tú) - một thanh niên mồ côi với cuộc sống bấp bênh, vất vả. Anh tình cờ lưu lạc tới xóm trọ của bà Lê (Lê Giang), “nhập hội” cùng nhóm bạn Huyền (Diệu Nhi), Ngọc (Ngọc Phước) và Tuấn (Quốc Khánh).

Thông qua những hình ảnh đầu tiên, Nhất Trung tái hiện lại những địa điểm nổi tiếng như tiệm băng đĩa, quán ăn vặt tuổi thơ… gần gũi, hoài niệm với bất cứ ai từng trải qua thời đại này. Các ca khúc hit đình đám một thời từ Làn Sóng Xanh - cùng những “idol giới trẻ” nổi tiếng thời điểm đó cũng sẽ xuất hiện trong phim, hứa hẹn đưa các khán giả bồi hồi nhớ lại những ngày tháng thanh xuân rực rỡ khó quên.

“Gặp lại chị bầu” lấy bối cảnh retro. Ảnh: CGV

“Gặp lại chị bầu” lấy bối cảnh retro. Ảnh: CGV

Tin cùng chuyên mục

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.