Loạt đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2024

Sinh viện Trường đại học Thương mại tại thư viện. Ảnh: VCU
Sinh viện Trường đại học Thương mại tại thư viện. Ảnh: VCU
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trường đại học Thương mại và Đại học Quốc gia TP HCM là 2 cơ sở đào tạo tiếp theo công bố phương án tuyển sinh năm 2024.

Tại hội nghị do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức vừa qua, TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo cho biết, năm 2023, 97 trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức để xét tuyển, tăng gấp 14 lần so với kỳ thi đầu tiên vào năm 2018.

“Kết quả này cho thấy kỳ thi đánh giá năng lực đã giúp mở rộng phương án xét tuyển của các cơ sở giáo dục đại học, góp phần đánh giá chính xác và toàn diện hơn năng lực của thí sinh, từ đó tuyển chọn được người học có năng lực phù hợp” - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo nhận định.

Ông Chính cho biết thêm, năm nay, các đơn vị đã dành tối thiểu 40% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực. Điểm của thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học Quốc gia TP HCM thuộc nhóm những thí sinh có điểm cao của kỳ thi...

Theo TS Nguyễn Quốc Chính, năm 2024, Đại học Quốc gia TP HCM tiếp tục tổ chức 2 đợt thi ĐGNL trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh đăng ký thi đợt 1 dự kiến từ ngày 21/1 - 4/3/2024 và đợt 2 từ ngày 16/4 - 7/5/2024.

Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 dự kiến tổ chức vào ngày 7/4/2024 tại 23 tỉnh, thành (tăng 2 địa phương là Bình Phước và Tây Ninh so với năm 2023). Đợt 2 dự kiến vào ngày 2/6/2024.

Kết quả của 2 đợt thi sẽ công bố lần lượt vào ngày 15/4/2024 và 10/6/2024, tức khoảng sau một tuần của mỗi đợt thi.

Theo kế hoạch, Trường Đại học Thương mại xây dựng 8 chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế và 2 chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học. Các chương trình đào tạo này sẽ được đưa vào tuyển sinh từ năm 2024.

Theo PGS,TS Nguyễn Hoàng Việt – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, 8 chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế được trường xây dựng và đưa vào tuyển sinh từ năm 2024, gồm các: Quản trị kinh doanh (ngành Quản trị kinh doanh), Quản trị khách sạn (ngành Quản trị khách sạn), Marketing thương mại (ngành Marketing), Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (ICEAW CFAB) (ngành Kế toán), Logistics và xuất nhập khẩu (ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng), Thương mại quốc tế (ngành Kinh doanh quốc tế), Tài chính – Ngân hàng thương mại (ngành Tài chính – Ngân hàng), Quản trị nhân lực doanh nghiệp (ngành Quản trị nhân lực).

Trong đó nhấn mạnh 5 điểm nổi bật của các chương trình đào tạo bao gồm: Tính thực tiễn; Tính toàn diện; Tính quốc tế; Đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập có chuyên môn, nhiều kinh nghiệm thực tiễn với cơ sở vật chất bị hiện đại; Cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Ngoài ra, từ năm 2024, trường Đại học Thương mại đưa thêm 2 chương trình đào tạo chuẩn gồm: Công nghệ tài chính ngân hàng (ngành Tài chính – Ngân hàng); Kinh doanh số (ngành Thương mại điện tử). Đây là 2 chương trình có mục tiêu đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng, có khả năng thích ứng với nền kinh tế số.

PGS,TS Nguyễn Hoàng – Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: "Các chương trình đạo tạo được phát triển trong năm học 2024 đã được nhà trường định hướng quan điểm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, đem lại kiến thức chuyên môn và kỹ năng thành thạo cho người học, để người học ngay khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm đúng lĩnh vực ngành nghề đào tạo... Các học phần kiến thức có xu hướng mới về cách mạng công nghiệp 4.0. Các học phần thực hành, thực tế nghề nghiệp để sinh viên có thể lĩnh hội những kiến thức mới nhất, phù hợp nhất với xu thế và ngành nghề đào tạo, từ đó có khả năng thích ứng linh hoạt với môi trường và vị trí việc làm".

Với Trường đại học Công thương TP HCM, tuyển sinh năm 2024 cơ bản giữ nguyên để chuẩn bị cho năm 2025 sẽ thay đổi hoàn toàn cách xét tuyển do là năm đầu tiên sẽ tốt nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nhà trường dự kiến giữ nguyên phương thức xét tuyển và tỉ lệ xét tuyển 4 phương thức (50% - 60% xét tuyển bằng kết quả tốt nghiệp THPT, 20% - 30% xét tuyển bằng học bạ THPT, từ 10% - 15% xét điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP HCM và 10% - 15% xét tuyển thẳng theo đề án của trường)...

Trường Đại học Văn Lang cũng dự kiến công bố đề án tuyển sinh năm 2024 vào tháng 1/2024 và đề án sẽ không có thay đổi so với năm 2023. Cụ thể, chỉ tiêu xét tuyển tương đương năm 2023, tức khoảng 14.000. Các phương thức xét tuyển gồm xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ), xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP HCM, xét tuyển kết hợp thi tuyển các môn năng khiếu và xét tuyển thẳng.

Như Pháp luật Việt Nam đã thông tin, trước đó một số trường đại học như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trường Đại học Nha trang cũng đã công bố kế hoạch tuyển sinh trong năm học 2024.

Đọc thêm

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.