Loạt cơ sở thẩm mỹ, cá nhân bị xử phạt ở TP HCM

Ảnh minh họa: SK&ĐS
Ảnh minh họa: SK&ĐS
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa công bố danh sách xử phạt hành chính 8 cơ sở, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh...

Trong danh sách đợt này, bị phạt nặng nhất là bà Trần Bích Tuyền (phun thêu thẩm mỹ) tại số 54F Nguyễn Thị Xiếu, phường Tân Thuận Tây, quận 7, với hơn 100 triệu đồng.

Bà Trần Bích Tuyền có 2 lỗi vi phạm bao gồm: Khám chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề và cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh.

Ngoài ra, bà Tuyền phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là hơn 20 triệu đồng, cơ sở bị đình chỉ hoạt động 18 tháng.

Thanh tra Sở Y tế TP HCM cũng xử phạt 16,5 triệu đồng và tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề 3 tháng đối với bác sĩ sản phụ khoa Li Guang Qiu tại địa chỉ 80-82 Châu Văn Liêm, phường 11, quận 5.

Bác sĩ Qiu đã vi phạm 4 nội dung gồm: không ghi sổ y bạ cấp cho người bệnh ngoại trú, lập hồ sơ bệnh án nhưng không ghi đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án theo quy định, chỉ định sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh vì vụ lợi và không đeo biển tên.

Cũng trong danh sách xử phạt của Thanh tra Sở Y tế TP HCM, Công ty Cổ phần đầu tư 3H tại 10 Trương Định, tại số 10 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, quận 3 bị phạt 45 triệu đồng do quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định. Đơn vị này cũng bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo mà nội dung quảng cáo chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Bệnh viện Thẩm mỹ AVA, tại địa chỉ 236-238 Võ Văn Tần, quận 3, bị phạt 8 triệu đồng do người hành nghề không đăng ký hành nghề khám chữa bệnh theo quy định.

Bác sĩ răng hàm mặt Phạm Thị Kiều tại 187 Nguyễn Tiểu La, quận 10, bị phạt 2 triệu đồng, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh 2 tháng. Nguyên nhân xử phạt do bác sĩ Kiều đã không lập hồ sơ, bệnh án theo mẫu quy định.

Bà Phạm Thị Thùy Trang (chăm sóc da) tại 368 tổ 6, ấp Bình Mỹ (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ) bị xử phạt 80,5 triệu đồng. Cơ sở bị đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh trong 18 tháng.

Bà Ngô Ái Mỹ tại 62-64 đường 3/2, quận 10 bị phạt 35 triệu đồng vì quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh. Đồng thời, bà Mỹ cũng bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo khi chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Đọc thêm

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.

'Nếu giá thuốc lá tăng mạnh, tôi đã không nghiện'

Giá thuốc lá tại Việt Nam thuộc nhóm rẻ nhất khu vực, khiến sản phẩm gây nghiện này dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng. (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  Đó là chia sẻ của anh Đinh Đức Hoàng, một người đàn ông đã hút thuốc hơn 20 năm. Với anh và nhiều người khác thói quen này bắt đầu từ sự tò mò tuổi trẻ rồi ngày càng hút nhiều hơn bởi... “giá thuốc rẻ ”. Khi vấn đề tăng thuế được đưa ra lấy ý kiến, chính những người “trong cuộc” ấy thừa nhận: Đó là biện pháp cần thiết để ngăn chặn con đường “nghiện thuốc lá”. Bởi họ hiểu rõ hơn ai hết: “Hút thì dễ, bỏ mới khó và khi thuốc lá còn rẻ, ai cũng có thể nghiện.”