Loạt chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2022

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Từ tháng 5/2022, một số chính sách, quy định về giáo dục có hiệu lực. Trong đó, có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên.

Tăng mức hỗ trợ học nghề với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Thủ tướng ban hành Quyết định 17/2021/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động (NLĐ) tham gia bảo hiểm thất nghiệp (có hiệu lực từ ngày 15/5/2021).

Theo đó, NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp đủ điều kiện được hỗ trợ học nghề quy định tại Điều 55 Luật Việc làm 2013 sẽ được hưởng hỗ trợ theo các mức sau đây:

Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng:

Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.

Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng:

Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.

(Hiện hành, theo Quyết định 77/2014/QĐ-TTg, mức hỗ trợ tối đa 01 triệu đồng/người/tháng, không phân chia cụ thể theo thời gian đào tạo).

Lưu ý: Trường hợp NLĐ tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tào nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc:

Từ 14 ngày trở xuống được tính là 0,5 tháng.

Từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.

Tốt nghiệp cử nhân có thể học nghiệp vụ sư phạm để làm giáo viên

Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với cử nhân chuyên ngành phù hợp muốn trở thành giáo viên các cấp.

Đối với cấp tiểu học: Theo Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT , người có bằng cử nhân chuyên ngành Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiểu học. Khối lượng chương trình gồm 35 tín chỉ, trong đó, phần bắt buộc có 31 tín chỉ (TC) và phần tự chọn có 04 TC.

Đối với cấp THCS, THPT: Theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT , người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, THPT có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS, THPT được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm THCS, THPT. Thời lượng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm gồm: Khổi học phần chung có 17 tín chỉ và khối học phần nhánh có 17 TC nhánh THCS, 17 TC nhánh THPT.

Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22/5/2021.

Sinh viên khó khăn được vay vốn tới 4 triệu đồng/ tháng

Bắt đầu từ ngày 19/5, Quyết định 05/2022/QĐ-TTg có hiệu lực, đã điều chỉnh quy định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Cụ thể, mức vay vốn tối đa của mỗi sinh viên tăng từ 2,5 triệu đồng/tháng lên 4 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, những học sinh, sinh viên được vay vốn phải nằm trong diện có hoàn cảnh khó khăn như mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động; thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo hoặc hộ có mức sống trung bình; gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh…

Nội dung nguyên tắc dạy học trực tuyến

Nguyên tắc dạy học trực tuyến được quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

Cụ thể: Nội dung dạy học trực tuyến phải đáp ứng mức độ cần đạt hoặc yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông; Bảo đảm các điều kiện tối thiểu về hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trực tuyến; Tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật.

Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 16/5/2021.

Thời gian tối đa để người học hoàn thành học trung cấp, cao đẳng không quá 4,5 năm

Kể từ ngày 15/5/2022, Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định về tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo tín chỉ sẽ chính thức có hiệu lực.

Theo đó, thời gian tối đa để người học hoàn thành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng sẽ do hiệu trưởng quyết định nhưng phải đảm bảo: không vượt quá 1,5 lần thời gian đào tạo đối với chương trình từ 2 đến 3 năm học; không vượt quá 2 lần thời gian đào tạo đối với chương trình từ một đến dưới 2 năm học. Như vậy, thời gian học trung cấp, cao đẳng tối đa chỉ đến 4,5 năm đối với các chương trình đào tạo 3 năm.

Trong khi hiện nay, Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH quy định thời gian tối đa không vượt quá 2 lần thời gian thiết kế cho chương trình từ 2 đến 3 năm học, không vượt quá 3 lần thời gian thiết kế cho chương trình từ một đến dưới 2 năm học.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Thí sinh thi trường công an nộp hồ sơ dự tuyển ở đâu khi bỏ công an cấp huyện?

(PLVN) - Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025, Thiếu tá Triệu Thành Đạt, Chuyên viên chính Cục Đào tạo (Bộ Công an) thông tin về những thay đổi trong công tác tuyển sinh theo quy chế của Bộ GD&ĐT. Trong đó có giải đáp thắc mắc về địa điểm nộp hồ sơ dự tuyển các trường công an sau khi không còn công an cấp huyện.

Đọc thêm

Phấn đấu 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày

Đẩy mạnh phổ cập giáo dục, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới ký quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5/1/2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông đến năm 2030.

Công bố Quy hoạch giáo dục đại học và cơ sở giáo dục chuyên biệt

Họp báo công bố Quy hoạch cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục chuyên biệt của Bộ GD&ĐT. (Nguồn: MOET)
(PLVN) - Chiều 7/3/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố trước báo giới Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) và sư phạm, Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

An ninh phi truyền thống - Cơ hội mới cho người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự

An Ninh phi truyền thống đang là mối quan tâm của xã hội. (Ảnh Nhà trường cung cấp)
PLVN -  Viện An Ninh phi truyền thống – Đại học Quốc gia Hà Nội – vừa đưa thông tin tuyển dụng khóa học về Trợ lý an ninh phi truyền thống. Theo ban lãnh đạo của Viện, đây là một cơ hội tốt cho người muốn phát triển ngành nghề an ninh phi truyền thống, đặc biệt là những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân.

Lịch thi thử vào lớp 10 của 2 trường chuyên ở Hà Nội

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 của Trường THPT chuyên Ngoại ngữ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh THCS thi tuyển sinh vào các trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để giúp thí sinh làm quen, rèn luyện kĩ năng, trau dồi kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 diễn ra vào đầu tháng 6/2025, một số trường THPT chuyên tại Hà Nội đã bắt đầu khởi động các kỳ thi thử.

Xây lộ trình đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT khẳng định việc triển khai đề án “Từng bước tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học” là cơ hội lớn đối với ngành Giáo dục nói chung, người dạy và học tiếng Anh nói riêng. Do đó đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện đề án này.

Giáo dục thế hệ trẻ văn hóa sẻ chia, tình nghĩa đồng bào

Các em học sinh thuộc Dự án The Up Project mùa 7 có những hoạt động thiện nguyện ý nghĩa ở các bản làng vùng cao. (Nguồn: The Up Project)
(PLVN) - Hiện nay, bên cạnh việc dạy học các môn văn hóa, rất nhiều trường chú tâm rèn luyện đạo đức, “vun trồng” lòng nhân ái cho các em học sinh. Phù hợp với phương châm “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, học sinh được khuyến khích lan tỏa văn hóa sẻ chia. Sẻ chia ở đây là tình yêu thương, vốn kiến thức,... mà các em dành tặng cho những mảnh đời khó khăn hơn.