'Loạn' quảng cáo thuốc mê trên 'chợ ảo'

Hình minh hoạ. (Ảnh: Internet)
Hình minh hoạ. (Ảnh: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thuốc mê, thuốc ngủ vốn được xếp vào hàng độc dược bởi rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu người dùng không sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Thế nhưng, nhiều năm nay mặt hàng nói trên lại đang được bán công khai, tràn lan trên thị trường “ảo”.

“Thuốc mê uống và xịt”, “Thuốc ngủ - Thuốc mê chính hãng”, “Tổng phân phối thuốc mê”… là những kết quả có thể dễ dàng tìm thấy khi gõ từ khóa “thuốc mê” trên thanh công cụ tìm kiếm của Facebook. Rất nhiều hội nhóm, trang bán thuốc mê hiển thị. Đây chỉ là một phần nhỏ của thị trường “ảo” khi còn nhiều trang web, trang mạng xã hội khác cũng đang bán thuốc mê công khai.

Chỉ với một cú click chuột, người sử dụng mạng xã hội có thể mua được thuốc mê với nhiều dạng và nhiều mức giá. Phổ biến nhất là mức giá từ 500.000 - 1.500.000 đồng, với hai dạng xịt và uống, được giới thiệu nhập khẩu trực tiếp nước ngoài. Theo quảng cáo, đối với thuốc mê dạng xịt, chỉ cần xịt trực tiếp vào quần áo, đồ đạc, sau 1 phút “sẽ ngủ”; với dạng uống, chỉ cần pha 3 giọt thuốc vào 100ml nước lọc là có thể sử dụng ngay.

“Thuốc gây mê chuẩn số một, không màu, không mùi, chỉ cần hít phải hoặc uống sau 3 - 5 phút sẽ từ từ ngủ mê man 2 - 3 tiếng” là lời giới thiệu của người bán về loại thuốc gây mê có tên “R sleep” với giá 500.000 đồng. Người bán không hỏi lý do mua làm gì, cũng không đưa ra các giấy tờ về nguồn gốc của thuốc, chỉ giới thiệu công dụng, cách dùng, bảo đảm “hiệu quả 100%” nhưng không đề cập đến tác dụng phụ của thuốc.

Theo các chuyên gia, những loại thuốc mê, thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc an thần, bản chất đều là chất gây nghiện. Những loại thuốc có tác dụng gây mê thường dùng được sản xuất từ nhiều loại khí hít kết hợp với nhau, trong đó chủ yếu là khí cười (hay còn gọi là N2O) và một số chất dẫn xuất của Ether.

Việc dùng những loại thuốc mê này không chỉ ảnh hưởng gan, thận mà còn có thể gây tử vong nếu sử dụng quá liều. Ngoài ra, thuốc mê cũng gây ra một số triệu chứng ngoài ý muốn do tác dụng phụ trong thành phần của thuốc, như chóng mặt, đau cơ, khô miệng - đau họng, mệt mỏi, hay quên, mê sảng, chức năng nhận thức bị rối loạn,…

Theo ngành Y tế, tất cả các loại thuốc mê được bán trôi nổi trên thị trường hiện nay đều là hàng cấm. Kể cả những loại thuốc có trong danh mục được phép sử dụng, nhưng nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mà vẫn lưu hành đều là trái phép.

Việc thuốc mê được bán tràn lan trên “chợ ảo” không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng mà còn gây ra hệ lụy lớn cho xã hội, tiếp tay cho các đối tượng sử dụng thuốc mê để phạm tội.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...