“Loạn” đơn thuốc điều trị COVID-19

Molnupiravir đang được bán tràn lan.
Molnupiravir đang được bán tràn lan.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thời gian gần đây, việc bùng phát COVID-19 chủng mới dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc, thực phẩm chức năng quá mức cần thiết trong người dân.

Mới đây, tại Bình Chánh, một bé trai 7 tuổi mắc COVID-19 đã được người nhà cho uống... thuốc Molnupiravir để điều trị. Trước đó, thấy con nhiễm COVID-19 một tuần chưa khỏi bệnh, chị Thanh Hồng, mẹ cháu đã được một người hàng xóm cho viên thuốc Molnupiravir để cho cháu uống, bảo là thuốc này diệt virus, mau khỏi bệnh. Sau khi cho con uống xong, chị Thanh Hồng mới phát hiện đây là loại thuốc... chống chỉ định với trẻ em.

Sự việc đã gióng lên hồi chuông về sự “loạn cào cào” trong việc tự điều trị COVID-19 trong người dân thời gian này. Molnupiravir là thuốc diệt virus đặc trị được rất nhiều người mách nước nhau mua dùng, dẫn đến sự cố như trên không phải cá biệt. Thực tế, loại thuốc này nếu dùng cho người lớn cũng dựa trên sự thăm khám, kê toa của bác sĩ và uống theo liều lượng chứ không phải “uống một viên là khỏi” kiểu như trên.

Trong thời điểm COVID-19 chủng mới bùng phát như hiện nay, có tình trạng người dân lo lắng, hoang mang nên tự tìm hiểu thông tin về thuốc, lên mạng đọc hoặc mách nước nhau để tìm các loại thuốc điều trị.

Với quan niệm “người khác uống khỏi mình uống cũng khỏi”, nhiều người truyền nhau toa thuốc, trong đó có kháng sinh, kháng viêm (không có trong toa điều trị COVID-19 của ngành Y tế) dẫn đến những biến chứng nặng, điều trị lâu dài, suy gan, suy phổi, tim mạch…

Mới đây, một bác sĩ giàu kinh nghiệm trong điều trị COVID-19 có bức xúc chia sẻ về tình trạng lợi dụng COVID-19 để “chặt chém” bệnh nhân của một số nơi. Khá nhiều bệnh nhân đưa toa thuốc nhà thuốc kê để tư vấn bán cho bệnh nhân để hỏi ý kiến bác sĩ. Đáng buồn là trong một dãy dằng dặc các loại thuốc điều trị COVID-19 mà phía nhà thuốc kê cho bệnh nhân, có đến hơn 50% là “vô thưởng vô phạt”, là thuốc bổ, thực phẩm chức năng được bán với giá cao nhưng bệnh nhân không biết, nghĩ là thuốc cần cho quá trình điều trị nên bỏ tiền mua. Có đơn thuốc nhà thuốc bán cho bệnh nhân lên đến vài triệu đồng.

Tranh thủ bệnh nhân hoang mang, lo lắng vì bệnh tật, những nhà thuốc tại chỗ hoặc online thi nhau quảng bá, tư vấn cho bệnh nhân hàng loạt thực phẩm chức năng từ Tây y đến Đông y để trị bệnh. Bệnh nhân vừa được tư vấn uống đồng thời thuốc hạ sốt, thuốc diệt virus, vitamin cho đến xuyên tâm liên, thuốc trị cảm mạo, các loại cao, thậm chí cả… thuốc bổ máu.

Trên mạng xã hội, lồng ghép trong các chương trình giải trí hiện nay có rất nhiều mẩu quảng cáo thực phẩm chức năng tăng cường sức đề kháng chống COVID-19 xâm nhập hoặc hỗ trợ điều trị COVID-19.

Bác sĩ đã cảnh báo về việc không ít trường hợp ngộ độc thuốc, tổn hại gan vì lạm dụng thuốc và các loại thực phẩm chức năng.

Bác sĩ Nguyễn Đức Tài, Hội Dược liệu TP HCM cho biết, trong những buổi khám cho bệnh nhân tại phòng khám, ông phát hiện một số bệnh nhân uống quá nhiều thuốc, nhất là các loại thuốc và thực phẩm chức năng được quảng cáo trên mạng. Có trường hợp bệnh nhân uống cùng một thời điểm gần cả chục loại thuốc, thực phẩm chức năng như: thực phẩm chức năng trị nám da, thuốc chống nắng, Glucosamin, thuốc huyết áp, thuốc trị đau khớp, thuốc trị tiểu đường, thuốc bổ não… Theo bác sĩ Nguyễn Đức Tài, việc uống quá nhiều loại thuốc rất dễ dẫn đến gan làm việc quá tải, gây tổn thương khó phục hồi cho gan.

Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân COVID-19 nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế, bác sĩ khi nhiễm bệnh để được kê toa theo thể trạng, độ tuổi, triệu chứng và bệnh nền. Cạnh đó, tuyệt đối không nghe theo các đơn thuốc, thực phẩm chức năng được truyền miệng, tránh lạm dụng thuốc gây tổn hại cơ thể. Có thể dùng các loại dược liệu tự nhiên hạ sốt, tăng sức đề kháng và giải độc gan như tía tô, nhân trần, rau má, các loại tỏi, gừng…

Tin cùng chuyên mục

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Đọc thêm

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.