Vụ trường ĐH Ngân hàng TP.HCM hạ điểm chuẩn NV1 trong kỳ tuyển sinh năm nay khiến dư luận bất bình vì sự không nghiêm minh của Bộ GD-ĐT. Vấn đề đặt ra là những vụ việc như thế liên tục diễn ra trong 3 năm gần đây nhưng Bộ lại không cho thấy quyết tâm chấn chỉnh.
>> ĐH Ngân hàng TPHCM thực hiện sai quy chế tuyển sinh
Có cơ hội là... “xé rào"
Kể từ năm 2007, cứ mỗi năm có từ 1 - 2 trường “chủ động” vi phạm quy chế tuyển sinh bằng cách hạ điểm chuẩn NV1. Năm 2007, trường CĐ Kinh tế - Công nghệ TP.HCM “mở màn” bằng cách hạ điểm chuẩn NV1 tất cả các ngành 2 điểm. Có lẽ Bộ GD-ĐT cho rằng đề thi bậc CĐ lúc đó do trường tự ra, ngày thi do trường tự chọn và điểm xét tuyển chỉ có giá trị trong từng trường nên cho qua, không cần nhắc nhở.
Nhưng qua năm kế tiếp, khi bậc CĐ cũng bắt đầu quy định thi “3 chung”, việc hạ điểm chuẩn NV1 của bất cứ trường nào cũng ảnh hưởng đến các trường khác khi xét NV2, NV3. Nhưng chính trong năm 2008, trường CĐ Kinh tế TP.HCM và trường CĐ Kinh tế - Công nghệ TP.HCM cũng lại thông báo hạ điểm chuẩn NV1.
Hai năm tiếp theo lại đến lượt các trường ĐH vi phạm. Năm 2009, trường ĐH Cần Thơ hạ điểm chuẩn NV1 vì một số ngành có lượng hồ sơ nhập học rất thấp so với chỉ tiêu (CT) dự kiến tuyển. Sau đó, Bộ GD-ĐT đã “thổi còi”, và yêu cầu trường ĐH Cần Thơ rút lại thông báo nói trên, đồng thời chỉ đạo nếu trường còn thiếu CT thì phải xét tuyển NV3 theo quy định. Còn năm nay, trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã xin Bộ GD-ĐT cho phép bổ sung 150 CT ngành Tài chính - Ngân hàng (bậc ĐH) để tạo điều kiện cho TS có điểm cao (mà vẫn rớt NV1) vào học. Một lãnh đạo của trường cho rằng đến ngày 10.9 thì được Bộ GD-ĐT đồng ý - nghĩa là điểm chuẩn ngành này được hạ bớt (!).
Quy chế tuyển sinh cũng mập mờ
Chính Bộ GD-ĐT cũng không thực hiện nghiêm túc quy chế do mình ban hành. Chẳng hạn Điều 33 Quy chế tuyển sinh quy định về việc xây dựng điểm trúng tuyển, đã có tới 2 lần Bộ cho mình được quyền “điều chỉnh” cách thực hiện quy chế. Điểm 2, mục C, Điều 33 có quy định về nguyên tắc xây dựng điểm trúng tuyển như sau: “...các trường xác định điểm trúng tuyển theo quy định điểm trúng tuyển NV sau không thấp hơn điểm trúng tuyển NV trước; không hạ điểm trúng tuyển”.
Nhưng đi kèm đó lại là quy định: “Những trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét quyết định”. Cũng tại Điều 33 của quy chế nói trên, khi quy định về khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh, Bộ cũng quy định: “Bộ GD-ĐT hướng dẫn cụ thể để các trường được vận dụng quy định này”... Do có những quy định mập mờ như vậy nên trong mỗi kỳ tuyển sinh lại phát sinh hàng loạt chuyện “xin - cho”.
Thứ nhất là chuyện xin - cho trong việc tuyển bổ sung CT hay đúng nghĩa là việc được phép hạ điểm chuẩn để đào tạo theo nhu cầu xã hội (còn gọi là hệ ngoài ngân sách). Năm 2007, khi các trường bắt đầu thực hiện việc tự xác định CT theo quy định mới (dựa trên năng lực đào tạo), thì một lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) đã tuyên bố rằng sẽ không có chủ trương cho phép tuyển hệ ngoài ngân sách nữa vì CT tuyển sinh năm đó đã do các trường tự xác định, sát với năng lực đào tạo của mình.
>> ĐH Ngân hàng TPHCM thực hiện sai quy chế tuyển sinh
Có cơ hội là... “xé rào"
Quy chế tuyển sinh không rõ ràng của Bộ GD-ĐT vô tình tạo ra sự không công bằng trong tuyển sinh giữa các trường. Trong ảnh: Phụ huynh chờ nộp hồ sơ xét tuyển NV2 cho con em mình tại ĐH Tôn Đức Thắng TP.HCM - Ảnh: Đ.N.T |
Nhưng qua năm kế tiếp, khi bậc CĐ cũng bắt đầu quy định thi “3 chung”, việc hạ điểm chuẩn NV1 của bất cứ trường nào cũng ảnh hưởng đến các trường khác khi xét NV2, NV3. Nhưng chính trong năm 2008, trường CĐ Kinh tế TP.HCM và trường CĐ Kinh tế - Công nghệ TP.HCM cũng lại thông báo hạ điểm chuẩn NV1.
Hai năm tiếp theo lại đến lượt các trường ĐH vi phạm. Năm 2009, trường ĐH Cần Thơ hạ điểm chuẩn NV1 vì một số ngành có lượng hồ sơ nhập học rất thấp so với chỉ tiêu (CT) dự kiến tuyển. Sau đó, Bộ GD-ĐT đã “thổi còi”, và yêu cầu trường ĐH Cần Thơ rút lại thông báo nói trên, đồng thời chỉ đạo nếu trường còn thiếu CT thì phải xét tuyển NV3 theo quy định. Còn năm nay, trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã xin Bộ GD-ĐT cho phép bổ sung 150 CT ngành Tài chính - Ngân hàng (bậc ĐH) để tạo điều kiện cho TS có điểm cao (mà vẫn rớt NV1) vào học. Một lãnh đạo của trường cho rằng đến ngày 10.9 thì được Bộ GD-ĐT đồng ý - nghĩa là điểm chuẩn ngành này được hạ bớt (!).
Quy chế tuyển sinh cũng mập mờ
Chính Bộ GD-ĐT cũng không thực hiện nghiêm túc quy chế do mình ban hành. Chẳng hạn Điều 33 Quy chế tuyển sinh quy định về việc xây dựng điểm trúng tuyển, đã có tới 2 lần Bộ cho mình được quyền “điều chỉnh” cách thực hiện quy chế. Điểm 2, mục C, Điều 33 có quy định về nguyên tắc xây dựng điểm trúng tuyển như sau: “...các trường xác định điểm trúng tuyển theo quy định điểm trúng tuyển NV sau không thấp hơn điểm trúng tuyển NV trước; không hạ điểm trúng tuyển”.
Nhưng đi kèm đó lại là quy định: “Những trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét quyết định”. Cũng tại Điều 33 của quy chế nói trên, khi quy định về khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh, Bộ cũng quy định: “Bộ GD-ĐT hướng dẫn cụ thể để các trường được vận dụng quy định này”... Do có những quy định mập mờ như vậy nên trong mỗi kỳ tuyển sinh lại phát sinh hàng loạt chuyện “xin - cho”.
Thứ nhất là chuyện xin - cho trong việc tuyển bổ sung CT hay đúng nghĩa là việc được phép hạ điểm chuẩn để đào tạo theo nhu cầu xã hội (còn gọi là hệ ngoài ngân sách). Năm 2007, khi các trường bắt đầu thực hiện việc tự xác định CT theo quy định mới (dựa trên năng lực đào tạo), thì một lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) đã tuyên bố rằng sẽ không có chủ trương cho phép tuyển hệ ngoài ngân sách nữa vì CT tuyển sinh năm đó đã do các trường tự xác định, sát với năng lực đào tạo của mình.
Tuy nhiên, sau đó khi một số trường đề nghị được tuyển sinh hệ này thì Bộ lại tiếp tục cho phép, thậm chí là xin lúc nào thì cho lúc ấy và mức điểm nào cũng được. Hai năm gần đây thì Bộ có một “nguyên tắc” khi cho phép các trường được thực hiện hệ đào tạo này, đó là mức điểm chuẩn tuyển bổ sung sẽ không thấp dưới 20. Nhưng “nguyên tắc” này cũng không được quy định công khai và cách áp dụng cũng không nhất quán. Điển hình là trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đưa ra mức điểm để tuyển bổ sung CT chỉ là 19,5. Trong khi một số trường phía Bắc được tuyển bổ sung CT (như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng) đều phải có mức điểm từ 20 trở lên. Thứ hai là việc cho phép các trường vận dụng Điều 33 về những trường hợp được ưu tiên trong tuyển sinh cũng vậy. Với quy định như hiện nay thì trường nào có nhu cầu sẽ phải xin và có cho hay không lại là quyền của Bộ. Song cho đến nay, dù dư luận đã nhiều lần lên tiếng nhưng Bộ GD-ĐT vẫn chưa chịu công bố danh sách những trường nào đã được chấp thuận cho áp dụng quy định này.
“Bộ đã đề ra nguyên tắc tuyển sinh “3 chung” thì các trường phải tuân thủ nghiêm túc. Hạ điểm chuẩn trái với quy định của Bộ sẽ ảnh hưởng tới các trường ĐH-CĐ khác. Tại sao chúng ta không tận dụng lợi thế của “3 chung” là không tuyển đủ NV1 thì tuyển NV2, không đủ NV2 thì tuyển tiếp NV3, như vậy vừa đúng quy chế, vừa bảo đảm quyền lợi cho các trường khác”. Thạc sĩ Trần Mạnh Thành
Phó hiệu trưởng trường CĐ Bách Việt “Nếu trường nào tuyển thiếu chỉ tiêu cũng hạ điểm chuẩn thì sẽ “loạn”, như vậy tuyển sinh “3 chung” do Bộ quy định đâu còn được xem trọng”. Bà Huỳnh Phương Mai
Phó hiệu trưởng trường CĐ Kỹ thuật - Công nghệ Vạn Xuân M.Quyên (ghi)
|
Khi PV hỏi như thế nào là trường hợp đặc biệt để các trường được xem xét hạ điểm chuẩn, bà Trần Thị Hà - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH nêu ví dụ: “Có năm có trường như ĐH Y Hà Nội do định điểm chuẩn quá cao nên không tuyển đủ TS NV1. Nếu tuyển NV2, NV3 thì không có nguồn tuyển do mức điểm chuẩn NV1 đã cao quá rồi. Vì vậy Bộ đã phải cho trường hạ điểm chuẩn để tuyển cho đủ CT”. Nhưng nếu áp dụng tình huống này vào trường ĐH Ngân hàng TP.HCM năm nay thì cũng không thể giải thích được lý do vì sao trường được phép hạ điểm chuẩn vì hiện trường đã tuyển đủ CT NV1, mức điểm chuẩn của trường cũng không đến nỗi quá cao để không còn nguồn tuyển (!). |
Theo Vũ Thơ - Vũ Bảo
Thanh Niên
Thanh Niên