Loạn chiêu trò cắt hình, ghép tiếng “câu view”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhiều kênh youtube, trang Facebook đã lấy hình ảnh người khác, cắt ghép tạo phát ngôn gây sốc nhằm “câu view”, bất chấp có thể gây nên hậu quả cho các nạn nhân.

Hình người này, tiếng người khác

Mới đây, cô gái người Huế đã làm đơn tố cáo đến công an vì bị một thanh niên cắt ghép clip, khiến cô bị tấn công trên mạng. Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một clip có hình ảnh cô gái trẻ phát ngôn gây sốc: không thích con trai đi xe số vì nhìn “dơ dơ”, nghèo khổ giống xe ôm.

Cách nói này đã khiến nhân vật trong clip hứng chịu sự phẫn nộ của cộng đồng mạng. Clip được chia sẻ nhanh chóng và cô gái trong clip cũng nhận nhiều lời xúc phạm. Thậm chí hình ảnh cô có đeo khẩu trang nhưng vẫn bị nhiều “cư dân mạng” truy lùng ra tên tuổi, trang cá nhân và tấn công.

Đoạn cắt từ clip “giả mạo” cô gái phát ngôn chê người đi xe số.

Đoạn cắt từ clip “giả mạo” cô gái phát ngôn chê người đi xe số.

Ngay sau đó, cô gái đã lên mạng xã hội nói rõ sự việc, cô không hề có phát ngôn như trên mà bị “bẫy” bởi chủ kênh youtube. Sự việc bắt nguồn từ một chuyến du lịch Đà Lạt. Trên đường phố, cô gái được một nhóm quay phim tự giới thiệu là chủ kênh Fanpage muốn phỏng vấn vài điều về cuộc sống. Có không ít câu hỏi khá “sốc” về phân biệt vùng miền nên cô không trả lời.

Sự việc chỉ có vậy, nhưng đến khi clip được tung lên mạng, vẫn là hình ảnh cô nhưng tiếng nói trong clip lại là một giọng nữ ở vùng miền khác. Cô cho biết, cuộc sống, danh dự của cô bị ảnh hưởng rất nhiều sau sự việc. Cô cũng đã liên lạc với chủ kênh Fanpage yêu cầu có lời giải thích rõ ràng để minh oan cho mình nhưng chủ kênh không hợp tác. Cô phải gửi đơn đến cơ quan công an nhằm bảo vệ bản thân.

Sau sự việc trên, không ít cô gái khác cũng lên tiếng về việc từng là nạn nhân bị cắt ghép clip của Fanpage Hoàng Minh nói trên và một số kênh Youtube khác.

Huyền Như, một nữ sinh viên tại TP HCM chia sẻ: “Năm ngoái, khi mình đang đi dạo cùng bạn bè ở phố đi bộ Nguyễn Huệ thì có một nhóm bạn nam đến muốn phỏng vấn mình về cảm nhận phố đi bộ. Mình cùng bạn mình vui vẻ trả lời. Không hiểu sao khi xuất hiện trên kênh Youtube thì là mặt mình, nhưng giọng khác, chê bai hàng rong không văn minh và so sánh giữa phố đi bộ Nguyễn Huệ với phố đi bộ Hồ Gươm. Lúc ấy mình bức xúc kể với người nhà, người nhà liên lạc doạ kiện chủ kênh Youtube nên họ mới hạ ngay clip xuống. Từ đó mình cũng không mấy tin vào các clip phát ngôn sốc đang lan truyền trên mạng nữa. Nay lại thấy có nạn nhân giống mình hồi trước”.

Cần xử lý nghiêm để răn đe

Không cắt ghép hình ảnh nạn nhân với những câu phát ngôn sốc, nhiều kênh trên mạng xã hội lại “cắt lời nói” để “câu view”. Những người bị “cắt đoạn” câu nói thường là người nổi tiếng, người tham gia các chương trình truyền hình thực tế, hoặc cũng có thể là người bình thường được phỏng vấn và cắt ghép lời nói... Câu nói một khi xuất hiện trong ngữ cảnh nhất định thì không sao, nhưng một khi bị cắt ghép, lại dùng chiêu trò tạo drama thì dễ gây hiểu lầm, khiến chủ nhân của phát ngôn bị “ném đá”.

Như trường hợp của Lê Ly, thành viên một nhóm múa tại TP HCM. Sau tiết mục múa minh hoạ trong một chương trình, Lê Ly được một nhóm Youtuber phỏng vấn cảm nghĩ về các điệu múa của nhiều nhóm khác nhau. Cô chia sẻ suy nghĩ một cách thật lòng trên cơ sở chuyên môn, nhưng cuối cùng trong đoạn clip xuất hiện trên kênh Youtube này chỉ có một trích đoạn Lê Ly chia sẻ nghe “có vẻ” chê bai đồng nghiệp.

“Khi clip xuất hiện, tôi lập tức liên hệ kênh Youtube nhưng họ không phản hồi. Rất may là kênh Youtube nói trên không nổi tiếng, ít người xem nên tôi không chịu những lời không hay từ dư luận, nhưng cũng phải đi giải thích với nhiều đồng nghiệp vì sợ người ta hiểu lầm. Từ đó tôi cũng không bao giờ dám nhận trả lời phỏng vấn từ các kênh Youtube nữa”.

Có thể thấy, không ít người từng là nạn nhân của các trò cắt ghép clip, hình ảnh nhằm “câu view” trên mạng xã hội. Phản ứng của hầu hết nạn nhân chỉ là liên hệ với “thủ phạm” nhằm hạ clip, nhiều khi bất lực trước độ “lì lợm” của những kẻ “câu view”. Chính vì thế, những đối tượng này ngày càng ngang nhiên bất chấp thủ đoạn để hút người xem.

Pháp luật hiện hành có chế tài nghiêm khắc cho hành vi trên, cụ thể theo Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP), mức phạt với hành vi tự ý thu thập, sử dụng thông tin của người khác quy định người thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng; người sử dụng không đúng mục đích thông tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân bị phạt tiền từ 40 triệu đến 60 triệu đồng.

Trong trường hợp người sử dụng hình ảnh, video của người khác cắt, ghép thành hình ảnh, thông tin sai sự thật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh vu khống quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Nhiều ý kiến cho rằng các nạn nhân bị “cắt ghép” hình và tiếng như trên nên kiên trì đến cùng để những đối tượng bất chấp tổn thương người khác trục lợi sẽ phải trả giá trước pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.