Loại giấy truyền thống “trăm năm không mục nát”

Mỗi ngày gia đình ông Trị làm được từ 100 đến 150 tờ giấy dó
Mỗi ngày gia đình ông Trị làm được từ 100 đến 150 tờ giấy dó
(PLO) -Trải qua hàng trăm năm, giấy dó Phong Phú vẫn được người sử dụng mua về phục vụ thị trường làm quạt giấy, quấn hương trầm, dán bụng cá biển, làm vàng mã. Nhiều gia đình làm nghề nướng cá đã thử sử dụng loại giấy khác để dán bụng cá, nhưng đều quay trở lại sử dụng giấy dó truyền thống nhờ những đặc tính dai, mỏng. 
 

 

Từ vỏ thân cây niệt mọc dại ở các vùng cao đã được những người dân cần cù chặt về làm nên tờ giấy dó mỏng manh nhưng trong và dai. Đây là nghề từng cứu đói, cứu bần cho bà con lúc giáp hạt. Hiện nay, dù có nhiều sự lựa chọn tốt hơn, nhưng hàng chục hộ ở làng Phong Phú vẫn theo nghề thủ công này.

Khuôn seo làm của hồi môn 

Trưa nắng như đổ lửa, bà Dương Thị Loan (51 tuổi, ngụ xóm Phong Phú, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) đang thoăn thoắt phơi giấy dó trên bãi đất trống trước nhà. Vừa làm, bà cho biết: “Lúc tôi lập gia đình được bố mẹ cho 5 khuôn seo làm của hồi môn. Từ những khuôn ấy, hai vợ chồng tôi tiếp tục nối nghiệp ông bà, tổ tiên. Đến nay cũng hơn 33 năm theo nghiệp này. Vất vả nhưng chủ động thời gian, tận dụng được nhân công nên gia đình tôi vẫn sống tốt với nghề”.

Đây là nghề làm được quanh năm, chỉ trừ những hôm trời mưa. Mỗi ngày vợ chồng bà túc tắc làm cũng đổ được khoảng 100 tờ giấy dó. Giá bán trung bình hiện nay khoảng 4000 đồng/tờ, sau khi trừ chi phí cũng kiếm được khoản tiền kha khá. Vì là nghề vất vả, tất cả làm bằng phương pháp thủ công, phải thức đêm dậy hôm, tốn nhiều thời gian nên hầu như chỉ có người trung niên và cao tuổi theo. Thanh niên trai tráng trong làng chỉ phụ giúp lúc rảnh rỗi chứ không làm chính.  

Ông Hà đang cạo bỏ lớp đen bên ngoài vỏ cây niệt
Ông Hà đang cạo bỏ lớp đen bên ngoài vỏ cây niệt

Nhìn tờ giấy dó trong và dai, nhiều người không hình dung nó được làm nên từ vỏ của loại cây mọc hoang dại ngoài đồng, đồi cao. Đó là cây niệt và cây dó. Nhiều năm trước, người làm nghề phải lên rừng thuộc các huyện miền núi như Tân Kỳ, Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳnh Lưu… của Nghệ An, hay sang một số huyện của tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh tìm cây niệt đem về làm nguyên liệu sản xuất.

Mỗi chuyến đi thường kéo dài từ một đến vài ngày. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, nhiều hộ gia đình đã đặt mối hàng để cắt giảm quá trình di chuyển. Số còn lại vẫn tranh thủ thời gian nông nhàn tự đi tìm, chặt cây.

Cây niệt sau khi đưa về sẽ được tuốt sạch lá, chỉ tước lấy phần vỏ cây, cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài. Phần vỏ này tiếp tục tước mỏng, sau đó được nhồi với nước vôi. Người làm sẽ chia thành các cục vừa tay, vắt kiệt nước vôi trước khi bỏ vào nồi nấu. “Phải luộc liên tục trong 2 ngày 2 đêm để vỏ cây vốn dai trở nên mềm hơn. Vào những hôm nóng bức, để luộc được một nồi niệt cũng bở hơi tai”, bà Loan cho hay.

Nồi niệt được nấu 2 đêm 2 ngày để vỏ cây mềm ra
Nồi niệt được nấu 2 đêm 2 ngày để vỏ cây mềm ra 

Sau quá trình nấu lâu dài, vỏ cây trở nên mềm bở. Người thợ đưa ra hồ ngâm rửa sạch nước vôi, tiếp tục đem ra đâm, giã thật mịn. Nguyên liệu được đặt trên một tấm đá dày, bằng phẳng, dùng chày gỗ để đập kỹ thành một thứ bột ướt màu nâu. Tiếng đập trở thành nét riêng của ngôi làng này. Cứ tờ mờ sáng, lại vang lên âm thanh đó báo hiệu ngày làm việc mới. 

Sau khi cho vào cối giã nhuyễn, nguyên liệu được đem đãi lấy nước trong, cho vào bể seo tráng lên khuôn vải màn (gọi là seo giấy). Ông Nguyễn Văn Hà (57 tuổi, chồng bà Loan) bật mí, để việc đổ nước cây niệt lên không bị trôi đi, người dân nơi đây có thêm bí quyết là lấy nước cây bìm bìm đem hoà với nước niệt đã tẩy trắng thành hợp chất sền sệt. 

Công đoạn cuối cùng là múc nước này tráng lên khuôn màn 1m2. Khâu seo giấy tuy nhẹ nhàng nhưng phải khéo léo, kiên trì nên người phụ nữ thường đảm nhiệm công việc này.

Họ đứng bên tàu seo, hai tay dùng liềm seo múc nước bột giấy rồi gác lên “đòn cách” bằng tre cho nước chảy xuống hết, khi nào chỉ còn  bột giấy đọng lại trên khuôn thì mới đưa ra phơi nắng. Giấy dày hay mỏng là phụ thuộc vào “ngữ đỉnh” ở khuôn seo. Khi khuôn seo khô, bóc ra sẽ thành 1 tờ giấy mỏng, màu trắng đục, trong và dai, đó chính là sản phẩm giấy dó.

Trăm năm không mục nát

Những người có thâm niên trong nghề cho hay, trong nhiều công đoạn, khó nhất chính là khâu đun lửa - phải giữ lửa ở nhiệt độ cao khi luộc vỏ cây niệt trong nước vôi đặc. Sản phẩm giấy dó có thể để đến trăm năm cũng không bị mục nát nhờ sợi dó có khả năng hút và nhả ẩm tốt.

Nồi niệt được nấu 2 đêm 2 ngày để vỏ cây mềm ra
Nồi niệt được nấu 2 đêm 2 ngày để vỏ cây mềm ra 

“Tất cả các công đoạn đều phải làm thủ công nên đòi hỏi sự cần mẫn chịu khó của người làm. Đã từng có người thử bỏ vỏ cây niệt vào trong máy để nghiền thay cho công đoạn đập bằng đá hoặc gỗ, nhưng kết quả không như mong muốn. Tờ giấy khi thành phẩm bị bở, nát không thể sử dụng được”, ông Hà cho biết. Cũng vì lý do đó mà trải qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây vẫn chỉ sử dụng phương thức thủ công để làm nghề.

Tiếng là nghề phụ lúc nông nhàn, nhưng gia đình ông Phạm Văn Trị (50 tuổi) chưa bao giờ xem nhẹ nghề này, bởi nhờ đó mà nhà ông vẫn đảm bảo lương thực trong những ngày giáp hạt. Đất Nghi Phong cát trắng bạc màu, nhà làm 10 sào ruộng, gồm lúa và màu, nhưng năng suất thu hoạch kém, làm nông nghiệp chẳng ăn thua.

Ông Trị luôn chịu khó làm thêm nghề phụ để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Một ngày của ông thường bắt đầu từ lúc 4h sáng, chuẩn bị nguyên liệu cho việc tráng hàng trăm khuôn giấy dó đem phơi cẩn thận, rồi mới đi làm đồng… Trưa về, ông cùng vợ con tranh thủ bóc tờ giấy dó xuống khỏi khuôn trước khi tiếp tục đổ lớp khác.

Bà Loan đang rửa khuôn để chuẩn bị cho việc tráng lên khuôn
Bà Loan đang rửa khuôn để chuẩn bị cho việc tráng lên khuôn

Nghề này không làm giàu được, nhưng cũng có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Với gần 50 khuôn, mỗi ngày gia đình ông Trị đổ được từ 2-3 lần, có 100-150 tờ giấy dó. Trừ chi phí, vợ chồng ông cũng có khoản tiền kha khá sinh hoạt và lo hai đứa con ăn học đàng hoàng. Không những thế, nhiều hộ còn nhờ vỏ cây niệt để phát triển kinh tế, đưa con cái vào đại học, phương trưởng. 

Trải qua hàng trăm năm, giấy dó Phong Phú vẫn được người sử dụng mua về phục vụ thị trường làm quạt giấy, quấn hương trầm, dán bụng cá biển, làm vàng mã. Nhiều gia đình làm nghề nướng cá đã thử sử dụng loại giấy khác để dán bụng cá, nhưng đều quay trở lại sử dụng giấy dó truyền thống nhờ những đặc tính dai, mỏng. 

Thời trước, sản phẩm giấy dó được người làm tự đi tìm mối tiêu thụ. Nhưng nhiều năm trở lại đây đều được các thương lái đến tận nhà thu mua. Tùy vào mục đích sử dụng của khách hàng mà người làm điều tiết để tạo ra tờ giấy dó mỏng hay dày tùy loại. 

Cận cảnh tờ giấy dó thành phẩm
Cận cảnh tờ giấy dó thành phẩm 

Năm 2007, làng nghề giấy dó Phong Phú, xã Nghi Phong được công nhận làng nghề cấp tỉnh. Thời điểm đó có trên 60% hộ dân trong làng theo nghề thủ công trên. Tuy nhiên, trong xu thế hiện đại hoá, hiện nay các loại giấy công nghiệp ra đời nên thị trường giấy dó cũng khó cạnh tranh. Hiện nay, một số hộ đã chuyển đổi sang nghề khác nhưng vẫn còn nhiều gia đình ngày ngày tráng giấy dó để bán. 

Ông Nguyễn Đình Lý, Phó chủ tịch UBND xã Nghi Phong cho biết, hiện nay trong xã có khoảng 30 hộ làm nghề giấy dó. Thời điểm hiện tại, dù nghề đã giảm sức nóng, nhưng không thể phủ nhận đây là nghề tạo thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Hằng năm, chính quyền luôn trực tiếp xuống thăm hỏi, động viên bà con gìn giữ nghề truyền thống của làng quê.

Đọc thêm

Nâng tầm giá trị sâm Ngọc Linh

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo sâm Ngọc Linh được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) nhằm đánh giá giá trị lịch sử, khoa học và kinh tế của loại dược liệu quý này. Đồng thời, các chuyên gia cũng đưa ra các giải pháp cho người dân về phương pháp trồng, chăm sóc và phân biệt sâm Ngọc Linh.

Nữ doanh nhân với khát vọng nâng tầm giá trị trà cổ thụ của người Việt

Sản phẩm Cao trà mục nhan của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ nông nghiệp Vườn Táo Cổ.
(PLVN) -  “Tôi vô cùng tự hào về tài sản vùng nguyên liệu trà cổ thụ của Việt Nam như: Hồng trà, Bạch trà, trà Vàng, trà Shan Tuyết… Chính điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu đưa ra sản phẩm Cao trà mục nhan. Sản phẩm này không chỉ giữ nguyên hương vị của trà mà còn tăng giá trị, tốt cho sức khỏe người sử dụng”, chị Lê Thị Hoa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ nông nghiệp Vườn Táo Cổ chia sẻ.

Trạm Refill Xanh - Hành trình vì một tương lai xanh của "Cỏ cây hoa lá"

Một Trạm Refill Xanh của Cỏ Cây Hoa Lá
(PLVN) - Trạm Refill Xanh của Cỏ Cây Hoa Lá vinh dự là một trong những mô hình tiên phong, dẫn đầu xu hướng xanh, giảm thiểu rác thải nhựa được chia sẻ trong sự kiện "Plastic Talk on Refill,"- Thúc đẩy hệ thống tái nạp tại Việt Nam do Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) phối hợp cùng Mạng lưới Kinh tế Tuần hoàn - CE Hub Việt Nam tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc.

Cấm thuốc lá mới, Singapore và Brazil giảm tỷ lệ hút thuốc xuống mức thấp nhất thế giới

Bà Bungon Ritthiphakdee, Nhà sáng lập và Cố vấn cấp cao, Liên minh Kiểm soát Thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA).
(PLVN) - Hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã cấm thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá nung nóng (TLNN), trong đó Singapore, Brazil và Hồng Kông (Trung Quốc) đã chứng minh hiệu quả của lệnh cấm khi duy trì tỷ lệ hút thuốc thấp nhất thế giới, lần lượt là 10,1%, 9,1% và 9,5%. Thuế thuốc lá cũng được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất trong việc kiểm soát tỷ lệ hút thuốc.

Chinh phục thị trường Việt nhờ 'công nghệ đột phá'

Chinh phục thị trường Việt nhờ 'công nghệ đột phá'
(PLVN) - Trong hành trình gần 18 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV Thế Linh đã khẳng định vị thế và uy tín vững chắc trên thị trường nội địa. Nhờ ứng dụng các công nghệ đột phá trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăn, drap, gối và nệm, công ty không chỉ đảm bảo chất lượng vượt trội mà còn mang đến sự hài lòng tối đa cho người tiêu dùng Việt Nam.

Khi lừa đảo trên mạng núp sau những vỏ bọc hào nhoáng

Dưới lớp vỏ thành đạt, Mr Pips cùng đồng bọn đã gây ra vụ lừa đảo tài chính lên đến hàng nghìn tỉ đồng. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Lừa đảo trực tuyến từ lâu đã trở thành một vấn nạn toàn cầu, với những chiêu trò tinh vi nhằm đánh lừa sự cảnh giác của người dùng mạng. Bên cạnh những kẻ lừa đảo sử dụng danh tính giả để thực hiện các hành vi phạm pháp, thì một hình thức lừa đảo khác còn đáng lo ngại hơn: lừa đảo “không ẩn danh”, núp sau những vỏ bọc hào nhoáng trên mạng ảo.

Vinacoco – hành trình đưa thạch dừa đến từng nhà

Vinacoco – hành trình đưa thạch dừa đến từng nhà
(PLVN) -  Vinacoco ( Công ty CP Cô Cô Việt Nam) - một thành viên của GC Food Group - vừa vinh dự nhận được 2 giải thưởng lớn: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và Sao Vàng Đất Việt năm 2024. Đây là sự công nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc biến nước dừa, một thức uống bình thường trở thành thạch dừa cao cấp của Việt Nam.

FBI cảnh báo nguy cơ từ lừa đảo sử dụng trí tuệ nhân tạo

FBI cảnh báo nguy cơ từ lừa đảo sử dụng trí tuệ nhân tạo
(PLVN) - Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa phát đi cảnh báo rằng tội phạm đang tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thực hiện các chiêu trò lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi. Từ các vụ lừa đảo tình cảm, đầu tư đến các chiêu trò tuyển dụng giả mạo, AI đang giúp kẻ gian tạo ra các nội dung có độ chân thực cao, khiến nhiều người dễ dàng sập bẫy.

Găng tay cao su thiên nhiên Nam Long: Hơn một thập kỷ khẳng định chất lượng và niềm tin với hàng Việt

Găng tay cao su thiên nhiên Nam Long: Hơn một thập kỷ khẳng định chất lượng và niềm tin với hàng Việt
(PLVN) - Được sản xuất từ nguyên liệu cao su thiên nhiên an toàn, sản phẩm của Nam Long không chỉ đảm bảo chất lượng vượt trội mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Nỗ lực không ngừng nghỉ hơn 10 năm qua với cam kết mang lại giá trị tốt nhất, Nam Long đã và đang trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy của người tiêu dùng, đồng hành cùng sự phát triển của hàng Việt.

Công nghệ AI: Cầu nối tiềm năng giúp người khuyết tật hòa nhập

Một người khiếm thị đang sử dụng phiên bản AI của Be My Eyes để gọi taxi. (Ảnh: OpenAI/Be My Eyes)
(PLVN) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy quyền lợi của người khuyết tật bằng cách đáp ứng các nhu cầu cá nhân và mở rộng khả năng sống độc lập. Các hệ thống hỗ trợ dựa trên AI mang đến nhiều tiện ích như nhận diện chuyển động mắt, nhận diện giọng nói và xác định tuyến đường dễ tiếp cận. Những công cụ này không chỉ cải thiện khả năng di chuyển cá nhân mà còn giúp người khuyết tật tiếp cận thông tin, giáo dục và thị trường lao động.

Làng bưởi Tân Triều tất bật cho vụ Tết

Làng bưởi Tân Triều tất bật cho vụ Tết
(PLVN) -  Vào những tháng cuối năm gần dịp Tết Nguyên đán, người dân làng bưởi Tân Triều đang tất bật chăm sóc vườn bưởi để cho ra những trái bưởi ngon và chất lượng nhất chuẩn bị phục vụ người tiêu dùng cùng thị trường bưởi tết năm 2025.