Loại cốc nào an toàn nhất để uống nước, cốc nhựa có độc không?

0:00 / 0:00
0:00
Cốc sứ hay cốc thủy tinh dùng uống nước tốt hơn, liệu có nên tẩy chay cốc nhựa... là thắc mắc của nhiều người.

Nhiều người chọn mua cốc nhựa để uống nước vì sản phẩm này không dễ vỡ, lại có hình thức khá bắt mắt, giá thành rẻ, tiện lợi, cầm không nặng tay. Tuy nhiên, một số tin đồn cho rằng cốc làm bằng nhựa không tốt, uống nước bằng cốc nhựa có thể bị ung thư.

Có nên "tẩy chay" cốc nhựa?

Theo các chuyên gia y tế tại Trung Quốc, chỉ cần bạn chọn các loại cốc nhựa đạt Tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng an toàn, không có gì phải băn khoăn về việc sẽ rước bệnh vào người, kể cả là để đựng nước nóng hay nước lạnh.

Trên thực tế, chất hóa dẻo được sử dụng nhiều nhất để làm cốc là Phthalates (DEHP). Đây là chất được phép sử dụng trong sản xuất bao bì thực phẩm, không gây hại cho sức khỏe con người. DEHP được Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê là chất gây ung thư 2B, tức là nhóm tác nhân yếu, hoặc không thể xếp loại vào tác nhân gây ung thư cho con người.

Ngoài ra, để đảm bảo dùng cốc nhựa an toàn, không độc hại, khi mua, bạn nên chú ý các thông số ghi dưới đáy cốc để sử dụng phù hợp, ví dụ:

- Sản phẩm nhựa từ vật liệu polyethylene phthalate (PET), được sử dụng chủ yếu cho chai nước khoáng. Nhiệt độ loại nhựa này có thể chịu được là từ -20 đến 65°C và không nên tái sử dụng.

- Sản phẩm nhựa làm từ Polyetylen mật độ cao (HDPE). Các loại bao bì, chai lọ... hầu hết được làm bằng chất liệu này. Chất liệu này chịu được nhiệt độ cao nhưng khó làm sạch và không được khuyến khích sử dụng lại nhiều lần.

- Sản phẩm nhựa làm từ Polyvinyl clorua (PVC). Polyvinyl clorua dễ kết tủa các chất độc hại khi gặp nhiệt độ cao và dầu mỡ cực kỳ có hại cho sức khỏe, không nên sử dụng hàng ngày.

- Sản phẩm nhựa làm từ Polyethylene mật độ thấp (LDPE), thường được sử dụng sản xuất bọc nhựa và túi giữ đồ tươi, khả năng chịu nhiệt của vật liệu này không mạnh, không thể đóng gói thực phẩm có nhiệt độ cao.

- Sản phẩm nhựa làm từ Polypropylene (PP), thường được sử dụng trong hộp cơm vi sóng và có thể chịu được nhiệt độ cao 130°C.

- Sản phẩm nhựa làm từ Polystyrene (PS), có đặc tính chịu nhiệt và chịu lạnh, nhưng không đặt được trong lò vi sóng.

- Sản phẩm nhựa làm từ Polycarbonate, chủ yếu được sử dụng sản xuất bình nước, cốc nước và bình sữa cho trẻ.

Nếu bạn mua cốc uống nước chỉ để uống nước lạnh thì không cần quá cầu kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định uống nước nóng hàng ngày thì nên mua cốc làm từ Polypropylene (PP). Loại cốc này có khả năng chịu nhiệt tương đối tốt. Khi mua cốc, hãy cố gắng mua cốc nhựa có chứng nhận tiêu chuẩn an toàn quốc gia, không mua các sản phẩm có mùi đặc biệt, thành cốc sắc nhọn...

Cốc thủy tinh, cốc sứ, inox… loại nào an toàn hơn?

Cốc sứ

Loại cốc này được làm bằng đất sét, cao lanh và các vật liệu khác qua quá trình nung ở nhiệt độ cao. Cốc này có đặc điểm là độ cứng cao, có thể đựng cả nước nóng, nước lạnh. Điều lưu ý khi chọn loại cốc này là không nên chọn những sản phẩm có màu sắc sặc sỡ. Những sản phẩm này được làm từ bột màu, khi ngâm nước dễ kết tủa không tốt cho sức khỏe.

Cốc thủy tinh

Trong tất cả các loại cốc thì chất liệu thủy tinh là an toàn nhất. Cốc được làm từ silicat không phân cực được nung ở nhiệt độ cao trên 600°C, thành phần hóa học rất ổn định. Sử dụng cốc thủy tinh hàng ngày đảm bảo an toàn, không sản sinh ra các chất độc hại, đồng thời chất liệu này cũng thuận tiện cho việc vệ sinh, không dễ lưu trữ vi khuẩn.

Cốc tráng men

Cốc tráng men bên trong là kim loại và bên ngoài được mạ một lớp men. Nó có thể chống gỉ, không dễ vỡ. Tuy nhiên, lớp men trên bề mặt của những chiếc cốc này bao gồm natri silicat và muối kim loại, có thể có các chất độc hại như chì và cadimi, dễ kết tủa trong điều kiện axit và đun nóng, có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi sử dụng cốc tráng men hàng ngày, tốt nhất không nên để các chất chua dính vào. Nếu thấy lớp kim loại trong cốc tráng men bị hở, lớp men vỡ, bạn nên thay thế kịp thời.

Cốc thép không gỉ

Inox là sản phẩm hợp kim, có thể dùng để đựng nước trong sinh hoạt. Tuy nhiên, bạn không nên đựng đồ uống có tính axit trong cốc inox vì có thể làm kết tủa một số chất kim loại nặng có hại cho sức khỏe.

Cốc giấy

Cốc giấy làm bằng giấy, mặt trong được tráng một lớp sáp hoặc nhựa để ngăn chất lỏng thấm ra ngoài và tăng cường độ cứng của cốc. Nhiều người cho rằng những chất tráng bên trong đó có hại cho cơ thể con người, trên thực tế, chỉ cần không uống đồ quá nóng, bạn yên tâm cốc này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.