Lộ thông tin 'mật' về tàu ngầm mang 6 đầu đạn nhiệt hạch vừa được Nga hạ thủy

Hình ảnh con tàu vừa được hạ thủy.
Hình ảnh con tàu vừa được hạ thủy.
(PLVN) - Nhà máy đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk, vùng Arkhangelsk của Nga vừa hạ thủy tàu ngầm hạt nhân đa dụng Belgorod. Hãng tin TASS đã công bố một số thông tin về con tàu này.

Theo đó, hãng tin Nga cho biết, Belgorod là tàu ngầm chuyên dụng và nghiên cứu chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Cho đến nay, những đặc tính hoạt động chi tiết của tàu này chưa được công bố và vẫn được xếp vào dạng thông tin mật.

Tuy nhiên, hãng tin trên đã tổng hợp một số thông tin từ các nguồn khác nhau có liên quan đến con tàu.

Theo đó, tàu Belgorod được đóng dựa trên sự kế thừa dự án đóng tuần dương dưới nước chạy bằng năng lượng hạt nhân 949A Antey được khởi động tại Nhà máy đóng tàu Sevmash vào ngày 24/7/1992 nhưng việc chế tạo con tàu đã bị đình chỉ vào năm 1997. 

Đến những năm 2000, Nga khởi động lại các nỗ lực để hoàn thành việc xây dựng con tàu nhưng không thành vì thiếu tài chính.

Đầu những năm 2010, giới chức Nga quyết định đóng tàu Belgorod theo dự án mới có tên 09852. Con tàu do Cục Thiết kế Kỹ thuật Hàng hải trung tâm Rubin ở St. Petersburg thiết kế.

Ban đầu, Tập đoàn đóng tàu United (USC) và nhà máy đóng tàu Sevmash của Nga tuyên bố rằng Belgorod là tàu ngầm nghiên cứu, chuyên thực hiện các chuyến thám hiểm ở các khu vực xa xôi của đại dương; tham gia các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ; thử nghiệm các loại thiết bị nghiên cứu mới và giám sát các tuyến vận chuyển dưới nước…

Năm 2017, truyền thông Nga dẫn thông tin từ Hải quân nước này cho biết, các kỹ sư tại Cục thiết kế Rubin đã thiết kế lại phần trung tâm của tàu ngầm.

Theo thông tin được tiết lộ khi đó, thay vì khoang tên lửa, các kỹ sư đã thiết kế một khoang mới và dài hơn để chứa các thiết bị đặc biệt và buồng khí nén cho thợ lặn và thủy thủ đoàn lặn ở các khu vực nước sâu. 

Việc thiết kế phần phụ này khiến chiều dài con tàu của Nga tăng từ 154m ban đầu lên thành 184m. Do đó, Belgorod sẽ trở thành tàu ngầm lớn nhất của Hải quân Nga tính theo chiều dài của nó.

Tháng 3/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga đã tạo ra một ngư lôi hạt nhân hoạt động ở các vùng nước sâu, được đặt tên là Poseidon. Ngư lôi này có khả năng hoạt động xuyên lục địa và có thể được trang bị đạn dược thông thường hoặc hạt nhân. 

Tháng 2/2019, Tổng thống Nga Putin đã bài phát biểu Thông điệp liên bang tại Hội đồng Liên bang tuyên bố tàu ngầm đầu tiên chứa ngư lôi Poseidon sẽ được hạ thủy vào mùa xuân năm 2019.

Theo thiết kế, tàu có thể mang 118 thủy thủ, tốc độ đối đa 61 km/h, lượng choán nước 23.860 tấn.

Việc xây dựng tàu Belgorod sẽ tiếp tục sau các cuộc thử nghiệm tại nhà máy và tàu này dự kiến sẽ được bàn giao cho lực lượng hải quân Nga vào cuối năm 2020.

Tàu ngầm nói trên sẽ là một phần hệ thống thiết bị đa dụng Poseidon, bao gồm 1 tàu ngầm hạt nhân chuyên dụng và các ngư lôi Poseidon trong khoang.

Một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng của Nga cho biết, tàu ngầm mới sẽ có thể mang theo 6 ngư lôi hạt nhân chiến lược mới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã theo dõi buổi lễ ra mắt tàu ngầm nói trên thông qua một liên kết truyền hình.

“Cùng nhau, chúng ta chắc chắn sẽ tối đa hóa vị thế của Nga với tư cách là một cường quốc hải quân”, Tổng thống Nga Putin phát biểu tại St. Petersburg trước buổi lễ hạ thủy con tàu mới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.