Lo ngại xuất hiện tình trạng chứng minh quốc tịch Việt Nam bằng giấy tờ giả

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc tặng Bằng khen cho 8 tập thể tại Hội nghị Tổng kết Luật Quốc tịch Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc tặng Bằng khen cho 8 tập thể tại Hội nghị Tổng kết Luật Quốc tịch Việt Nam
(PLO) - Sau hơn 8 năm triển khai thi hành, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định quốc tịch Việt Nam, góp phần vào việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, hiện thực hóa chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước… 

Đây là những đánh giá tích cực về vai trò của Luật năm 2008 đối với việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quốc tịch được các đại biểu đồng tình tại Hội nghị tổng kết Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành do Bộ Tư pháp tổ chức hôm qua (24/11). 

Giải quyết hàng chục nghìn hồ sơ về quốc tịch

Theo báo cáo tổng kết của các địa phương và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là CQĐD), từ ngày 1/7/2009 đến ngày 31/3/2017, Chủ tịch nước đã quyết định cho phép 5.025 trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam, 71 trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam, 62.315 trường hợp được thôi quốc tịch Việt Nam. Trong số này, số hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam tập trung đông ở địa bàn Đức, Đài Loan, Hàn Quốc, Na Uy, Nhật Bản – những nước theo nguyên tắc một quốc tịch; hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam tập trung ở địa bàn Đài Loan, Cộng hòa Séc.

Việc nhập quốc tịch Việt Nam chủ yếu được giải quyết cho người không quốc tịch cư trú ổn định tại Việt Nam, còn công dân nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam thì rất ít (chủ yếu là người có vợ/chồng là công dân Việt Nam và còn lại là vận động viên thể thao nhập tịch để thi đấu cho các câu lạc bộ trong nước).

Quy định tại Điều 22 Luật năm 2008 đã tạo cơ sở pháp lý giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam cho hàng nghìn người không quốc tịch đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên, góp phần quan trọng vào việc giải quyết tồn đọng mang tính lịch sử về tình trạng người không quốc tịch ở nước ta. Bên cạnh đó, các Sở Tư pháp trong cả nước và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã cấp 15.058 Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; 1.398 Giấy xác nhận gốc Việt Nam cho người có yêu cầu. Đối với những người di cư tự do từ các nước có chung đường biên giới với Việt Nam mà chưa đủ điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 22 hay theo thủ tục thông thường thì cũng được áp dụng Luật Quốc tịch năm 2008 để giải quyết theo thủ tục đơn giản.

Giấy tờ đã cấp trước khi được thôi quốc tịch không bị thu giữ

Đánh giá hơn 8 năm thực hiện Luật năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực (Bộ Tư pháp) Nguyễn Công Khanh điểm lại một số kết quả nổi bật đã đạt được. Đáng chú ý là nguyên tắc một quốc tịch theo hướng “mềm dẻo” đã tạo sự linh hoạt cần thiết cho việc giải quyết các vấn đề về quốc tịch Việt Nam, phần nào đáp ứng nguyện vọng của một bộ phận người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn giữ quốc tịch Việt Nam khi đã có quốc tịch nước ngoài cũng như một số người nước ngoài được giữ quốc tịch nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam.

Có điều, thực tế cho thấy, nhiều người đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn giữ giấy tờ được cấp trước đó (như Chứng minh nhân dân, Giấy khai sinh ghi quốc tịch Việt Nam, Sổ Hộ khẩu...) hay một số người nước ngoài tuy chưa được nhập tịch Việt Nam song đã được đăng ký thường trú, được cấp Chứng minh nhân dân, thậm chí cả Thẻ cử tri. Thực tế đó có thể tạo tiền lệ xuất hiện tình trạng chứng minh quốc tịch Việt Nam bằng giấy tờ giả mạo. Lo ngại về vấn đề trên, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) Trần Văn Dự cũng phản ánh tình trạng có thể lạm dụng giấy tờ đã được cấp khi một người đã thôi quốc tịch Việt Nam và chỉ ra nguyên nhân là chưa có quy định về cơ quan nào có thẩm quyền thu giữ những giấy tờ này.

Trăn trở và chia sẻ với các ý kiến trên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh tầm quan trọng của lĩnh vực quốc tịch, nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng, đã trở thành nước có thu nhập trung bình, là điểm đến hấp dẫn thu hút người nước ngoài đến đầu tư, sinh sống. Thứ trưởng Ngọc quan niệm, quốc tịch là vấn đề mà từ đó một cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình, đồng thời quyền có quốc tịch là quyền được pháp luật quốc tế ghi nhận. Bởi thế, Thứ trưởng nhận thấy Luật năm 2008 đã đi vào cuộc sống, đồng thời thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần hoàn thiện để đảm bảo triển khai các quy định của Luật được thống nhất, góp phần phục vụ mục tiêu phát triển đất nước bền vững, giữ vững an toàn, an ninh quốc gia. 

Nhân Hội nghị tổng kết, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho 8 tập thể và 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 từ năm 2009 - 2017.

* Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chủ tịch nước) Nguyễn Việt Đức:

Giảm bớt đầu mối cơ quan tham gia giải quyết hồ sơ về quốc tịch

Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 ra đời đã tháo gỡ được nhiều vấn đề vướng mắc trong giải quyết các việc về quốc tịch mà trước đây còn tồn tại. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc giải quyết hồ sơ xin nhập, xin thôi, xin trở lại quốc tịch Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế, thời gian giải quyết thường chậm trễ so với quy định. 

Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có quy trình giải quyết hồ sơ xin nhập, xin thôi, xin trở lại quốc tịch còn bất cập, có quá nhiều cơ quan tham gia giải quyết nên mất rất nhiều thời gian cho việc chuyển hồ sơ từ cơ quan này tới cơ quan khác, trong khi việc phân định trách nhiệm, quyền hạn chưa cụ thể, thiếu cơ chế phối hợp… Để khắc phục bất cập trên, chúng tôi kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản, hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin; nghiên cứu quy định cụ thể các cơ quan tham gia giải quyết hồ sơ theo hướng tinh gọn, giảm bớt đầu mối, nhất là các cơ quan chỉ thực hiện việc trung chuyển…

* Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) Phạm Hoàng Tùng:

Cần hướng dẫn thống nhất việc lựa chọn quốc tịch của trẻ em

Đối với trẻ em, quyền được khai sinh và có quốc tịch là một quyền cơ bản đã được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Một công tác lãnh sự quan trọng tại CQĐD là việc xác định quốc tịch và cấp giấy tờ cho trẻ em có quốc tịch Việt Nam sinh ra tại nước ngoài. Qua theo dõi, thống kê, về cơ bản, các CQĐD đều thực hiện việc cấp giấy tờ cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, CQĐD gặp khó khăn nhất định về giới hạn độ tuổi của trẻ em thuộc diện được lựa chọn quốc tịch Việt Nam khi làm thủ tục ghi vào sổ việc đăng ký khai sinh ở cơ quan hộ tịch nước ngoài… Vì vậy, cần quy định, hướng dẫn thống nhất việc lựa chọn quốc tịch của trẻ em, xác định rõ độ tuổi của trẻ em thuộc diện được lựa chọn có quốc tịch Việt Nam trên cơ sở tham khảo Công ước về quyền trẻ em năm 1989 mà Việt Nam là thành viên và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

* Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Vũ:

Thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch cần thuận lợi hơn cho kiều bào

Thành phố xác định giải quyết các việc về quốc tịch là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội, tạo điều kiện cho người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài về nước đầu tư, phát triển kinh tế. Song về thẩm quyền, Sở Tư pháp chỉ được tiếp nhận giải quyết đối với những trường hợp người yêu cầu được thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam nên để thực hiện quy định, Sở buộc người yêu cầu phải làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú (dành cho người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài). 

Điều này gây khó khăn cho người Việt Nam ở nước ngoài về nước làm thủ tục xin cấp Giấy xác nhận có quốc tịch, xác nhận là người gốc Việt Nam để giải quyết các thủ tục về đầu tư, giao dịch dân sự như thừa kế di sản, sở hữu nhà tại Việt Nam. Do đó, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch, đảm bảo tính công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho bà con là người Việt Nam ở nước ngoài về nước giải quyết các nhu cầu chính đáng. 

* Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh An Giang Bùi Văn Biết:

Đề xuất có quy định riêng về thủ tục xác nhận có quốc tịch Việt Nam với người di cư tự do từ Campuchia

Có nói nói An Giang là một trong những địa bàn đa dạng, phức tạp, nhất là các huyện biên giới, người dân thường xuyên di cư qua lại biên giới giữa Việt Nam và Campuchia bằng đường bộ, đường thủy, ít đi bằng đường cửa khẩu để thăm thân nhân, mua bán, sinh sống. Đặc biệt, đa số họ không có bất cứ loại giấy tờ nào chứng minh có quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch Campuchia, đồng thời họ cũng không quan tâm đến việc đăng ký tạm trú, tạm vắng tại cơ quan có thẩm quyền nên rất khó trong việc quản lý về hộ tịch, quốc tịch và cư trú.

Hiện nay, tình hình người dân tại Campuchia di cư tự do về Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng. Qua kết quả rà soát thực tế ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, số người di cư tự do từ Campuchia về tỉnh An giang khoảng 4.000 người. Sở Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, lập danh sách và đến từng hộ dân di cư tự do từ Campuchia  về để hướng dẫn điền thông tin cá nhân vào phiếu. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình giải quyết hồ sơ cho công dân, cần có quy định riêng về thủ tục xác nhận có quốc tịch Việt Nam với người di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam.  

Đọc thêm

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.