Lo ngại thiếu nước phát điện nếu mưa không như dự báo

Trong những ngày qua, Hồ Hòa Bình và Hồ Sơn La liên tục mở cửa xả đáy.
Trong những ngày qua, Hồ Hòa Bình và Hồ Sơn La liên tục mở cửa xả đáy.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La đang mở cửa xả đáy trước mùa mưa lũ. Điều này gây ra lo ngại thiếu nước phát điện trong thời gian tới nếu tình hình mưa không như dự báo.

Chiều qua, 17/6, đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai (Ban Chỉ đạo) do ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn, đã đi kiểm tra thực tế và làm việc với Công ty Thủy điện Hòa Bình về công tác điều tiết lũ của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ cho biết, hiện tại, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đang duy trì 5 cửa xả. Đến 7h ngày 17/6/2022, mực nước giao động trong khoảng 18,03m, chênh lệch so với 7h ngày 12/6 là 6,23m (ngày 12/6 11,8m), thấp hơn báo động I là 1,97m (báo động I 20m); lưu lượng về hồ là 7.344m3/s, lưu lượng xả 10.464m3/s (xả qua cửa 8.033m3/s, xả qua tổ máy 2.411m3/s).

Sau khi lần lượt mở các cửa xả, trên cơ sở các văn bản triển khai của tỉnh Hòa Bình, UBND thành phố Hòa Bình, Công ty CP Quản lý Bảo trì Đường thủy Nội địa số 9 và các đơn vị liên quan đã tổ chức thông báo ngay đến UBND các xã, phường, xã, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang, các hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát sỏi biết thời gian xả lũ đập thủy điện Hòa Bình để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Theo ông Đinh Công Sứ, do ảnh hưởng của việc xả lũ hồ Hòa Bình ghi nhận thiệt hại vùng hạ lưu đập Thuỷ điện Hòa Bình, cụ thể: Thiệt hại khoảng 3 tấn cá các loại; sụt lún phía trong và ngoài tường bao trường Tiểu học, THCS Hợp Thịnh; một số diện tích cây trồng ven sông, bãi sông bị ngập; 1 người tắm sông bị mất tích (ngày 15/6) hiện vẫn chưa tìm thấy.

Trong buổi làm việc, ông Phạm Hồng Phương - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: “Đây là lần đầu tiên các nhà máy thuỷ điện xả trước mùa lũ để dành dung tích phòng chống lũ. Lần này khác với lần xả lũ năm 2018 khi mà hồ đã đầy phải xả để đảm bảo an toàn cho công trình và cho hồ chứa”.

Ông Phương cũng cho rằng, việc xả lũ này sẽ dẫn đến khó khăn cho ngành Điện nếu như từ nay tới tháng 10/2022, hai hồ thuỷ điện Sơn La và Hòa Bình không tích thêm được ít nhất 10m nước để đảm bảo cho mục tiêu phát điện. Vì vậy, lãnh đạo EVN kiến nghị Ban Chỉ đạo căn cứ tình hình lưu lượng nước về thượng lưu để đóng dần cửa xả thủy điện Sơn La, sau đó đến các cửa xả thủy điện Hòa Bình.

EVN đang tuân thủ nghiêm quy định về vận hành hồ chứa. EVN sẽ cập nhật tình hình nước về và thường xuyên báo cáo Ban Chỉ đạo để Ban Chỉ đạo đưa ra kế hoạch đóng các cửa xả hồ thủy điện nhằm giữ được nguồn nước phục vụ sản xuất điện.

Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai kiểm tra vận hành xả lũ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, chiều ngày 17/6. Ảnh: PCTT

Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai kiểm tra vận hành xả lũ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, chiều ngày 17/6. Ảnh: PCTT

Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban - Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, cho biết, trong 11 liên hồ chứa toàn quốc thì hệ thống liên hồ chứa Hòa Bình, Tuyên Quang, Sơn La, Thác Bà vận hành rất phức tạp vì liên quan đến cả nguồn nước từ nước ngoài chảy về, quy mô các công trình rất lớn. Quá trình vận hành thời gian qua kịp thời, đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho hạ du.

Theo Ông Trần Quang Hoài, hiện nay, chúng ta đã vận hành linh hoạt, đúng quy trình các hồ chứa, cân đối giữa bài toán kinh tế và an toàn hồ đập như ý kiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam và địa phương nêu. Sáng 17/6, lãnh đạo Tổng cục Phòng chống thiên tai đã họp cùng đại diện Văn phòng Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các cơ quan chuyên môn thống và nhất đóng 1 cửa xả của Thủy điện Sơn La, 1 cửa xả của Thủy điện Hòa Bình từ 16h00 ngày 17/6. Đồng thời, căn cứ theo lượng mưa những ngày tới sẽ quyết định đóng tiếp hoặc tiếp tục mở.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, vừa qua sự phối hợp giữa cơ quan khí tượng thủy văn, Tổng cục Phòng chống thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình, Tập đoàn Điện lực Việt Nam rất nhịp nhàng, bảo đảm an toàn đê, đập, vùng hạ du, sinh kế, tài sản, tính mạng của nhân dân khu vực hạ du và an toàn khu vực Thủ đô Hà Nội.

Việc vận hành liên hồ chứa thủy điện Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình đã bảo đảm cân bằng 3 mục tiêu: vừa cấp nước, vừa cắt lũ và phát điện. Đây là lần đầu tiên Nhà máy Thủy điện Hòa Bình xả lũ trước mùa lũ. Qua đó chủ động, cũng như có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và phản ứng kịp thời với thời tiết ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng cần tăng cường thiết bị theo dõi giám sát việc đóng, mở các cửa xả đáy thủy điện một cách nhịp nhàng, thông suốt. Bộ trưởng cũng đồng ý việc căn cứ vào số liệu thủy văn và nước về thượng nguồn giảm sẽ cho đóng dần các cửa xả của thủy điện.

Đọc thêm

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero: Hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Net Zero là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đối tượng và sự quyết tâm của toàn xã hội. Thực hiện thành công Chương trình không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân và bảo vệ môi trường trong tương lai…

Thời tiết cả nước 10 ngày đầu năm mới

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, ngày 1-11/1/2025, khu vực Bắc Bộ duy trì hình thái đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt Giải B Giải Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII

Báo Pháp luật Việt Nam đạt Giải B Giải Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII
(PLVN) - Tối 30/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ ​ chức Lễ trao Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII nhằm tôn vinh các cơ quan thông tấn, báo chí và các nhà báo có những đóng góp tiêu biểu trong thông tin, tuyên truyền cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự nhận Giải B với loạt tác phẩm “Tín chỉ carbon – Bước tiến tới tương lai”.

Trồng thành công gần 300.000 cây trên 7 khu rừng đầu nguồn

Năm 2024, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã trồng thành công gần 300.000 cây tại 7 khu rừng đầu nguồn trên cả nước. (Ảnh: Gaia)
(PLVN) - Theo công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam có diện tích rừng tự nhiên 10.129.751ha và rừng trồng 3.797.371ha, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc 42,02%. Tuy diện tích rừng che phủ tương đương gần một nửa diện tích Việt Nam nhưng chất lượng rừng vẫn cần được nâng cao.

Đề xuất sử dụng xe phun sương dập bụi giảm ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Thời gian qua, URENCO đã tăng tần suất rửa đường giảm bụi mịn. (Ảnh: Lam Vy)
(PLVN) - Để giảm thiểu ô nhiễm không khí do bụi mịn gây ra tại một số khu vực trên địa bàn Hà Nội, Cty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đang tăng tần suất rửa đường giảm bụi mịn; đề xuất sử dụng xe phun sương dập bụi làm giảm ô nhiễm không khí một cách hiệu quả, làm giảm bớt khói bụi.