Lo ngại nhất định về diễn tiến dịch bệnh trong 2 tháng tới

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại phiên họp.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Tại Việt Nam, trong vài ngày qua, ở một số tỉnh xung quanh TP Hồ Chí Minh và ở Hà Nội, tỉ lệ dịch bệnh đang có xu hướng tăng lên.     

Dự báo rất cụ thể để có giải pháp phòng, chống dịch phù hợp

Phát biểu ở tổ về Báo cáo công tác phòng, chống dịch COVID-19, đại biểu Hoàng Minh Hiếu (đoàn Nghệ An) nhấn mạnh đến lo ngại này khi lấy ví dụ sau khi những người lao động nhập cư tại Ấn Độ di chuyển từ thành phố về nông thôn đã đưa theo dịch bệnh lan tràn khắp cả nước.

Theo đại biểu, "khi dịch bệnh mới bùng phát, với việc nghiên cứu, nắm thông tin và dự báo tình hình tốt, chúng ta đã có các biện pháp nhanh, kịp thời trong phòng, chống dịch bệnh nên đã có thành công trong thời gian đầu.

Trong đợt dịch thứ 4, đầu tháng 10 vừa qua, có trường hợp người lao động nhập cư ở thành phố lớn đã đi đi bộ hàng nghìn km về nông thôn. Như vậy, nếu nắm được tình hình, dự báo tốt thì chúng ta đã có những biện pháp giúp lao động nhập cư an tâm ở lại thành phố hoặc di chuyển về quê một cách an toàn hơn”, đại biểu nói.

“Có một nguy hiểm nữa là tỉ lệ tiêm vaccine ở các địa phương đó còn thấp. Ví dụ, tại Sóc trăng, 2 ngày qua, số lượng bệnh nhân tăng nhanh, trên 100 người, trong khi tỉ lệ tiêm vaccine đủ 2 mũi mới 3% nên mức độ nguy hiểm cao. Hiện chúng ta đang chuyển dần sang chính sách sống chung với COVID nhưng qua kinh nhiệm của các nước, họ chuyển rất thận trọng.

Đối với chúng ta, tỉ lệ tiêm mới đạt 27% trong khi tốc độ tiêm mỗi ngày chỉ khỏang 1,3 triệu liều. Như vậy, với tốc độ và nếu lượng vaccine về đều thì cũng phải 2-3 tháng nữa mới đạt được tỉ lệ 70% dân số tiêm 2 mũi”, đại biểu nói và đặt câu hỏi về cách phòng chống dịch bệnh trong 2 tháng tới.

“Chính phủ cần có dự báo rất cụ thể để có giải pháp phân vùng, có sự phù hợp trong phòng chống dịch bệnh”, đại biểu đề nghị.

Không có chuyện doanh nghiệp muốn chuyển chuỗi sản xuất khỏi Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (đoàn Vĩnh Phúc) thông tin thêm rằng, qua tham khảo, các tập đoàn lớn của châu Âu, Nhật Bản… vẫn tiếp tục coi Việt Nam vẫn là địa chỉ rất tốt để đầu tư, để chuyển chuỗi ung ứng sang Việt Nam.

“Một số ý kiến vừa qua cho rằng Việt Nam trong làn sóng dịch bệnh thứ 4 khó khăn nên doanh nghiệp muốn chuyển chuỗi sản xuất là không phải. Ví dụ, tại các cuộc gặp với Adidas hay Apple, các doanh nghiệp đều nói rằng trong điều kiện Việt Nam đóng cửa một thời gian tương đối dài, hơn 2 tháng như vậy thì các đơn đặt hàng của họ không đảm bảo được nên họ phải chuyển các đơn đặt hàng sang nơi khác song các cơ sở sản xuất của họ đang tiếp tục phục hồi và tiếp tục mở rộng. Như Apple, Foxconn muốn mở rộng sản xuất tiếp. Intel cũng vậy. Toàn những tập đoàn công nghệ cao”, Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định.

Theo ông, các doanh nghiệp muốn đầu tư vào Việt Nam vì họ thấy tiềm năng lớn, Việt Nam đã ký 15 FTA, thị trường rộng mở.

“Như vậy, chúng tôi cho rằng tiềm năng còn rất lớn, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, thu hút đầu tư, nhất là công nghệ cao”, ông nói.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng cho biết, cộng đồng quốc tế đánh giá cao việc năm 2020, Việt Nam dù xảy ra làn sóng đầu tiên nhưng đã chấm dứt được sớm, đồng thời đã triển khai ngoại giao y tế, ngoại giao khẩu trang.

Trong khó khăn, hình ảnh uy tín của Việt Nam vẫn được giữ rất tốt. Hoạt động đối ngoại trong năm qua do dịch bệnh nên bị ảnh hưởng nhiều nhưng chúng ta đã chuyển trạng thái nhanh,thích ứng, chuyển sang trực tuyến…

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.