Lo ngại nguy cơ sau động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Cô Fatma Demir - một trong 2 người phụ nữ vừa được giải cứu sau 62 giờ bị kẹt dưới đống đổ nát.
Cô Fatma Demir - một trong 2 người phụ nữ vừa được giải cứu sau 62 giờ bị kẹt dưới đống đổ nát.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ít nhất 125 dư chấn có cường độ từ 5,0 đến 6,0 độ richter được ghi nhận sau trận động đất mạnh 7,8 độ richter tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm 6/2 được cho là có thể gây thêm thiệt hại cho các công trình bị tổn hại, đồng thời tiếp tục là mối đe dọa đối với đội cứu hộ và những người sống sót.

Theo CNN, tính đến ngày 9/2, số người thiệt mạng trận động đất mạnh 7,8 độ richter tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm 6/2 đã lên tới ít nhất 15.383 người.

Cùng ngày, các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ vẫn đang được tiến hành. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đang tăng cường phản ứng ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ vì các bệnh đã có sẵn — đặc biệt là ở Syria — được dự báo sẽ càng trở nên trầm trọng sau trận động đất.

WHO đã điều các đội y tế và 3 chuyến bay cung cấp vật tư y tế, bao gồm cả bộ dụng cụ phẫu thuật chấn thương tới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Về phía các nước, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, quân đội Mỹ đã cử 2 đội tìm kiếm và cứu nạn đô thị dân sự tới Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ.

Liên minh châu Âu cũng đã thông báo tổ chức một hội nghị các nhà tài trợ để gây quỹ cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Australia đang triển khai 72 chuyên gia tìm kiếm và cứu hộ tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính phủ Syria đã thiết lập hơn 100 nơi trú ẩn được trang bị đồ viện trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất trên khắp các khu vực do chính phủ kiểm soát.

Tuy nhiên, thời tiết mùa đông khắc nghiệt đang ảnh hưởng đến nỗ lực cứu hộ. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, các dư chấn cũng là một mối nguy hiểm tiềm ẩn.

Thống kê cho thấy, kể từ ngày 6/2 đến nay, ít nhất 125 trận động đất có cường độ từ 4,0 richter trở lên đã xảy ra.

Mặc dù tần suất và cường độ của các cơn rung chấn đang giảm dần nhưng các dư chấn từ 5,0 đến 6,0 độ richter được cho là vẫn có thể xảy ra và có nguy cơ gây thêm thiệt hại cho các công trình vốn đã bị tổn hại do thiên tai, đồng thời tiếp tục là mối đe dọa đối với đội cứu hộ và những người sống sót.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 8/2 đã đến các địa phương bị ảnh hưởng bởi động đất để xem xét thiệt hại cũng như theo dõi nỗ lực cứu hộ.

Liên quan đến nỗ lực giải cứu các nạn nhân, đã có một số cuộc giải cứu ấn tượng được ghi nhận. Trong đó, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có 2 người phụ nữ được tìm thấy sống sót sau 62 giờ bị vùi dưới đống đổ nát.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.