Lo ngại không hoàn thành mục tiêu cắt giảm điều kiện kinh doanh

Hội nghị triển khai Nghị quyết 19 năm 2018 do CIEM tổ chức không còn một chỗ trống
Hội nghị triển khai Nghị quyết 19 năm 2018 do CIEM tổ chức không còn một chỗ trống
(PLO) - Theo  Nghị quyết 19-2018.NQ-CP đến 31/10/2018 phải hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa gần 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh (ĐKKD); kiến nghị bãi bỏ  một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, thế nhưng, theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW (CIEM), với tốc độ như hiện nay, khả năng không đạt mục tiêu này…

Còn xa so với mục tiêu

Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 19-2018.NQ-CP ngày 15/5/2018 về “Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, (MTKD) nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo” tổ chức ngày hôm 24/5,  Viện trưởng CIEM, TS Nguyễn Đình Cung cho biết, Nghị quyết 19 được ban hành từ năm 2014, sau 4 năm triển khai thực hiện, đa phần các chỉ số có sự cải thiện về điểm DTF (điểm tuyệt đối) và thứ hạng, trong đó 3 chỉ số (gồm Tiếp cận điện năng, Bảo vệ nhà đầu tư, và Nộp thuế) có mức độ cải thiện tốt nhất.

Đáng lưu ý, 3 chỉ số (Đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản; Giải quyết tranh chấp Hợp đồng; và Giải quyết phá sản DN) không có cải thiện, giảm điểm và tụt hạng. 2 chỉ số ( Khởi sự kinh doanh và Giải quyết phá sản DN) đứng cuối bảng xếp hạng. 

Ông Cung cũng nhấn mạnh, từ năm 2015, điểm số và thứ hạng MTKD liên tục được cải thiện, năng lực cạnh tranh quốc gia cũng cải thiện cả về điểm số và thứ hạng,  năng lực đổi mới sáng tạo cũng có được thứ hạng cao nhất trong năm2017.. Đặc biệt, trong năm 2017, 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập gồm Moondy’s, Standards and Poor’s và Fitch đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam năm 2016 từ mức ổn định lên mức tích cực.

“Tuy nhiên, kết quả đạt được còn khá xa so với mục tiêu. Chúng ta chưa đạt được trung bình ASEAN 4 về MTKD, số ĐKKD thực sự được bãi bỏ cho đến nay còn thấp so với mục tiêu bãi bỏ ít nhất 50% số ĐKKD hiện hành; Số hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành giảm chưa đáng kể so với mục tiêu là giảm ít nhất ½ Danh mục hàng hóa (không phải là nhóm hàng hóa) thuộc diện kiểm tra chuyên ngành…”- Viện trưởng CIEM nhận xét.

Lo ngại “bỏ 1, thêm 10…”

Theo báo cáo của CIEM, tính đến tháng 5/2018, Bộ Xây dựng  đang ở “ga”cuối khi mới đang lấy ý kiến các thành viên Chính phủ. 4 bộ khác đã có dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung ĐKKD nhưng chưa trình Chính phủ, gồm: GTVT, Y tế, NN&PTNT, TN&MT, Tư pháp. Dự kiến đến ngày 31/10, 1.968 ĐKKD sẽ được cắt bỏ và đơn giản.

Các bộ đã rà soát, có phương án, nhưng chưa xây dựng dự thảo Nghị định, gồm: Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, VH TT &DL, GD&ĐT. Các bộ chưa rà soát/chưa có phương án đơn giản hóa ĐKKD, gồm:TT&TT, KH&CN, LĐ TB & XH, Quốc phòng.

“Liệu các bộ này có kịp ban hành Nghị định sửa đổi trước ngày 31/10/2018 không? Trong 5 tháng, chắc không đủ thời gian. ..”- ông Cung nghi ngại. Tuy nhiên, nếu làm được, sẽ có thêm 403 ĐKKD được cắt giảm. Những bộ chưa tiến hành rà soát/chưa có phương án đơn giản hóa cũng cần cố gắng để giảm hơn 300 ĐKKD.. 

Viện trưởng CIEM dẫn chứng trường hợp Bộ  LĐ TB&XH. Bộ này sửa từng Nghị định nhưng không  có phương án tổng thể nên dễ dẫn đến tình trạng “bỏ 1 tăng 10”. 

Đáng ngại, trong thời đại công nghệ thông tin, kinh tế số với rất nhiều thách thức, và chỉ có tận dụng cơ hội mới vượt qua thách thức, nhưng  những Bộ trụ cột trong cuộc cách mạng công nghệ này như  TT&TT, LĐ TB&XH, GD&ĐT …, theo ông Cung, lại không phải là những Bộ tiên phong trong cải cách. 

Viện trưởng CIEM cũng lưu ý, kết quả đạt được là không đồng đều, có chênh lệch khá lớn giữa các chỉ số, giữa các bộ ngành và địa phương. 

Dẫn trường hợp Bộ GD&ĐT, ông Cung cho biết, khi thảo luận về rà soát ĐKKD lĩnh vực GD&&ĐT, Bộ trưởng Bộ GD &ĐT có nói đây là lĩnh vực đặc thù.  “Nhưng khổ lắm, ai chẳng biết là đặc thù, nhưng cứ quản lý như hiện nay mãi sao trong khi có nhiều cách khác hay hơn nhiều. Theo tôi, trước tiên phải chịu nghe đã, chưa gì đã phản ứng thì không thể cải cách…”- Ông Cung tỏ ra sốt ruột 

Theo ông, ở  những chỉ số, những lĩnh vực, địa phương mà Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh thực sự vào cuộc, chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt, sát sao, bám sát Nghị quyết của Chính phủ, thì ở đó đạt được kết quả và có cải thiện rõ nét..

“Chính phủ cần tiếp tục đặt mục tiêu cao, cụ thể nhất có thể; cải cách mạnh mẽ hơn, kết quả đồng đều hơn, tác động thực chất và toàn diện hơn. Bên cạnh đó, cần tạo áp lực và kỷ luật hành chính mạnh mẽ hơn đối với những người có trách nhiệm thực thi để đảm bảo mục tiêu mà Nghị quyết đã đề ra…”- Viện trưởng CIEM đề nghị. 

Cần tăng cường giám sát

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI bày tỏ ngạc nhiên khi CIEM không đề cập cải cách, bãi bỏ, đơn giản hóa ĐKKD  của Bộ KH&ĐT. Theo ông, Bộ KH&ĐT đã thành công trong cải cách thủ tục đăng ký DN nhưng khởi sự kinh doanh còn nhiều thủ tục khác như hóa đơn, mở tài khoản ngân hàng, khắc dấu…

“ Nhìn ra các nước, thấy họ nhanh trong khi Việt Nam còn chậm. Chúng ta không nên hài lòng, cần cải cách nhanh hơn, quyết liệt hơn…”- Ông Tuấn đề nghị.

Trưởng ban Pháp chế VCCI cũng đề nghị sang năm thứ 5,  cần tăng cường đẩy mạnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết 19. “ Tôi quan sát, nhiều bộ vẫn chạy theo con số và mang tính đối phó, chuyển từ  ĐKKD sang hình thức quản lý khác như biến nó thành điều kiện kỹ thuật… Tôi có cảm giác các Bộ  ban hành văn bản cải cách là xong trách nhiệm. Người ta chỉ thấy có hiệu quả hay ko khi DN và người dân có thụ hưởng được sự cắt giảm thật sự hay không, nên đòi hỏi phải  có sự giám sát, không nên chỉ đánh giá hiệu quả bằng cải cách trên văn bản,  tuyên bố bao nhiêu ĐKKD được bãi bỏ…”- Ông Tuấn đề nghị.

Đọc thêm

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.