Lo ngại dịch tay chân miệng trước thềm năm học mới ở Hà Nội

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngành y tế Hà Nội dự báo, số ca mắc tay chân miệng có thể gia tăng trong thời gian tới khi các trường mầm non và tiểu học tiếp nhận trẻ đi học trở lại.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (ngày 9/8 - 16/8) toàn thành phố ghi nhận 274 ca mắc sốt xuất huyết; 41 ca mắc tay chân miệng; 7 ca mắc ho gà. Các dịch bệnh khác như sởi, viêm não Nhật Bản, não mô cầu, Rubella… không ghi nhận trong tuần.

Về tình hình sốt xuất huyết, trong tuần qua, thành phố ghi nhận 274 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 86 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố tại 28 quận, huyện. Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Đan Phượng, Hà Đông, Quốc Oai, Phúc Thọ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng.

Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân: Phương Đình, Đồng Tháp, Thượng Mỗ, Liên Hồng thuộc huyện Đan Phượng; Dương Nội, Hà Đông; Liên Hiệp, Phúc Thọ. Cộng dồn năm 2024, thành phố ghi nhận 2.050 ca mắc sốt xuất huyết, 0 ca tử vong, giảm 54,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong tuần ghi nhận 15 ổ dịch sốt xuất huyết tại: Hoài Đức, Quốc Oai, Thanh Oai, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Ứng Hòa; tương đương so với tuần trước đó. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 87 ổ dịch, còn 28 ổ dịch đang hoạt động.

Theo CDC Hà Nội nhận định, đánh giá thời tiết hiện nay nắng nóng kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh; kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Về bệnh tay chân miệng, Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc tay chân miệng, tăng 11 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 1.818 ca mắc, không có ca tử vong; số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong tuần không ghi nhận ổ dịch. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 41 ổ dịch, hiện còn 01 ổ dịch đang hoạt động tại Hải Bối, Đông Anh.

Dịch tay chân miệng phần lớn là ca bệnh tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp; dự báo số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới khi các trường mầm non và tiểu học sẽ tiếp nhận trẻ đi học trở lại.

Về ho gà, tuần qua, Hà Nội cũng ghi nhận 7 ca, tăng 2 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 222 ca mắc tại 29 quận, huyện, thị xã; số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023; chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

CDC Hà Nội hiện đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động giám sát, điều tra, xử lý dịch Sốt xuất huyết tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch; giám sát khu vực ổ dịch đang hoạt động tại Thanh Trì, Hoài Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Hà Đông.

Từ đầu năm đến nay, thành phố cũng ghi nhận 6 ổ dịch bệnh dại trên chó đều tại huyện Sóc Sơn. Đã ghi nhận chó dại cắn người nên nguy cơ có thể ghi nhận ca bệnh dại trên người trong thời gian tới nếu người dân không thực hiện đầy đủ các biện pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Trong tuần tới, CDC Hà Nội tiếp tục giám sát khu vực ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động; Triển khai vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi tại các khu vực có bệnh nhân, ổ dịch sốt xuất huyết; Điều tra, khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có ca bệnh, ổ dịch, không để ổ dịch diễn biến kéo dài...

Đồng thời, Sở Y tế phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức giám sát phát hiện trẻ mắc bệnh, triển khai các hoạt động xử lý dịch, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học khi có bệnh nhân, ổ dịch. Phối hợp với ngành Thú y để theo dõi sát tình hình dịch bệnh dại trên động vật; triển khai hoạt động liên ngành về phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Ngoài ra, các Trung tâm Y tế cần tăng cường truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng chống một số dịch bệnh như: Sốt xuất huyết, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản, tay chân miệng… Với các bệnh có vaccine thì khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.