Lo ngại chủng vi rút Enterovirus 71 tái xuất gây tay - chân - miệng

Lo ngại chủng vi rút Enterovirus 71 tái xuất gây  tay - chân - miệng
(PLO) - Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, bệnh sởi đã xuất hiện tại 30/30 quận, huyện với hơn 500 ca mắc. Còn tại các tỉnh phía Nam, chỉ trong 3 tuần trở lại đây, số trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng (TCM) nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh tăng đột biến so với tháng trước và đang có diễn biến phức tạp.

Theo báo cáo công tác y tế tháng 9/2019 của Bộ Y tế tính từ đầu năm đến giữa tháng 9, cả nước ghi nhận hơn 56 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết (trong đó 11 trường hợp tử vong). So với cùng kỳ năm 2017, số mắc cả nước giảm 56,3%, số tử vong giảm 20 trường hợp. Đối với bệnh TCM, cả nước ghi nhận 42.722  trường hợp mắc, tại 63 tỉnh, thành phố. 

Riêng tại Hà Nội, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trong 8 tháng đầu năm, tình hình dịch bệnh tại Hà Nội cơ bản được kiểm soát tốt, chưa ghi nhận các trường hợp dịch bệnh nguy hiểm như cúm A/H7N9, A/H5N1, Mers - CoV, Ebola. Hầu hết các dịch bệnh lưu hành khác đều được kiểm soát và có số mắc giảm hoặc tương đương so với cùng kỳ năm 2017 trừ sởi và TCM.

Cụ thể từ đầu năm 2018 đến hết ngày 16/9, toàn thành phố đã ghi nhận 819 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố rải rác tại 239 xã, phường thuộc 29 quận, huyện, thị xã, không có ca tử vong, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017. Số ca mắc sởi là 377, không có ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30 quận/huyện, 210 xã/phường; đáng chú ý là nhóm bệnh nhân dưới 9 tháng tuổi, chưa đến độ tuổi tiêm phòng sởi có 114 trường hợp, chiếm 30,2%.

TCM ghi nhận 1.540 ca mắc, không có trường hợp tử vong tại 427 xã, phường, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2017. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như Đông Anh, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai. 

Tại TP HCM, theo Trung tâm Y tế dự phòng, những tháng đầu năm 2018, bệnh TCM cũng diễn tiến như các năm trước. Số trường hợp nhập viện nội trú xoay quanh con số 100. Đến tháng 7 và tháng 8, bệnh nhân nhập viện có xu hướng tăng nhẹ theo chu kỳ với trung bình nhập viện hàng tuần là 140 và 190.

Tuy nhiên, trong 2 tuần giữa tháng 9, số ca bệnh TCM nhập viện ở thành phố có hiện tượng gia tăng nhanh. Đồng thời số ca nhập viện từ các tỉnh cũng tăng nhanh chóng so với trước đó. Trong số những ca bệnh nhập viện vào các bệnh viện tuyến cuối của thành phố như Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 có đến gần 60% là các ca bệnh đến từ các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Tính từ đầu năm đến nay tổng số ca mắc bệnh TCM nhập viện tại TP HCM là 3.195. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, tháng 8, tháng 9 hàng năm là thời điểm gia tăng số ca TCM theo mùa. Tuy nhiên, trong mùa dịch bệnh năm nay đã bắt đầu thấy sự xuất hiện trở lại của chủng vi rút Enterovirus 71 – chủng vi rút đã gây vụ dịch TCM lớn trên cả nước những năm 2011. Điều này có thể là nguyên nhân làm số ca bệnh gia tăng nhanh chóng tại các tỉnh, thành, trong cả nước trong đó có TP HCM trong những tuần gần đây.

TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chưa có vắc xin dự phòng, do đó việc phòng bệnh chủ yếu thông qua ý thức giữ gìn vệ sinh như rửa tay thường xuyên, vệ sinh và khử khuẩn vật dụng, đồ chơi của trẻ. Có 80% số ca bệnh ở thể nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, tuy nhiên cha mẹ và người chăm sóc cần theo dõi sát tình trạng của trẻ, nếu phát hiện các dấu hiệu trở nặng như: giật mình, đi đứng loạng choạng, yếu liệt,... phải đưa trẻ đến các bệnh viện để được điều trị kịp thời./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.