“Lỗ hổng” quản lý du lịch mạo hiểm ở đâu?

Cần có giải pháp tốt quản lý du lịch mạo hiểm.
Cần có giải pháp tốt quản lý du lịch mạo hiểm.
(PLO) - Du lịch mạo hiểm (DLMH) là một loại hình phổ biến trên thế giới. Song một khi đã cho phép khai thác thì vấn đề quan trọng là sự kiểm soát các điều kiện về an toàn, từ trang thiết bị, những quy định và tiêu chuẩn bảo hộ cho đến trình độ, kĩ năng, tay nghề của hướng dẫn viên. Hơn hết, làm sao để vừa quản lý tốt, đảm bảo an toàn cho du khách, vừa thúc đẩy phát triển loại hình du lịch giàu tiềm năng này?

Quy định pháp lý rõ ràng

Vài năm gần đây, nhu cầu DLMH ngày càng tăng, đặc biệt từ du khách nước ngoài và những bạn trẻ thích trải nghiệm; khiến nhiều công ty du lịch không thể “ngó lơ” bộ môn này trong danh sách tour nhằm thu hút du khách.

Nhưng nhìn lại những vụ tai nạn chết người tại các điểm DLMH ở các tỉnh Lâm Đồng, Hà Giang, Lào Cai, Đà Lạt, Đà Nẵng…: từ câu chuyện nhà leo núi kinh nghiệm người Anh tử vong khi leo đỉnh Fansian (Sa Pa, Lào Cai) đến phượt thủ mất tích khi leo Tà Năng – Phan Dũng (Lâm Đồng) hồi tháng 5 và gần đây nhất vụ du khách Hàn Quốc tử nạn sau khi nhảy xuống thác nước chảy xiết, cao 20m (thác Datanla, Đà Lạt)..., thì có thể thấy DLMH là một mặt hàng du lịch giàu tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro và đỉnh điểm là những thiệt hại tới tính mạng con người – thứ không bao giờ có thể làm lại hay khắc phục được.

Sau tai nạn đáng tiếc của vị du khách Hàn Quốc, Sở VHTT&DL tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Khu du lịch thác Datanla Đà Lạt tạm dừng hoạt động các tour DLMH để kiểm tra, thẩm định mức độ an toàn và thời gian tạm dừng này chưa biết sẽ kéo dài bao lâu. Nhưng thiết nghĩ, đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời; vấn đề sâu sắc hơn cần đặt ra đó là làm sao để vừa quản lý tốt, đảm bảo an toàn cho du khách, vừa thúc đẩy phát triển loại hình du lịch giàu tiềm năng này?

Ở góc độ pháp lý, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch năm 2017 đã dành Chương III đề cập “Biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch đối với những sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của khách du lịch”. 

Cùng với việc định danh các hoạt động du lịch có yếu tố mạo hiểm, Nghị định đã đề ra nhiều biện pháp nhằm bảo đảm an toàn khi kinh doanh DLMH như: Phải có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan; có phương án cứu hộ, cứu nạn, bố trí lực lượng cứu hộ và can thiệp, xử lý kịp thời các sự cố, bảo đảm giữ liên lạc với du khách trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm; bố trí sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp; phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch, hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách trước khi cung cấp sản phẩm; cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn.

Đồng thời, quy định cụ thể trách nhiệm của các thành phần tham gia cung cấp, quản lý hoạt động DLMH như: Tổ chức, cá nhân trực tiếp kinh doanh; Sở VHTT&DL các tỉnh, thành phố; đơn vị quản lý khu du lịch, điểm du lịch; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. 

...Nhưng vẫn có “lỗ hổng” 

Có thể thấy, trong Nghị định số 168/2017/NĐ-CP đã có những quy định rõ ràng về cách nhận dạng hoạt động DLMH, biện pháp phòng tránh và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan. Song, từ thực tế đang diễn ra cho thấy, nhiều doanh nghiệp, dù có thể đã biết luật nhưng vẫn thiếu nghiêm túc, vì lợi nhuận mà bất chấp quy định của Nhà nước, cắt giảm quy trình, dụng cụ đảm bảo an ninh an toàn; đến lúc xảy ra những tai nạn chết người, cơ quan chức năng không thể lường trước để ứng cứu kịp thời, đưa ra phương pháp xử lý thỏa đáng.

Đáng nói, không nhiều doanh nghiệp lữ hành, tổ chức tour mua bảo hiểm DLMH cho du khách, mà chỉ mua dạng bảo hiểm thông thường để… cắt giảm chi phí. Khi có tai nạn xảy ra, các cơ quan bảo hiểm đều thấy “lúng túng” khi phối hợp giải quyết, đền bù thiệt hại.

Điều này có thể do Luật Du lịch vẫn chưa có quy định riêng về bảo hiểm DLMH cũng như không giới hạn mức đền bù tối thiểu cho bảo hiểm du lịch nên các doanh nghiệp lữ hành vẫn chưa “ý thức rõ ràng” về vấn đề bảo hiểm cho du khách tham gia DLMH.

Từ góc nhìn quốc tế, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), những tai nạn chết người từ việc thiếu an ninh an toàn trong hoạt động du lịch sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh du lịch của đất nước trên các diễn đàn, cộng đồng du lịch trên thế giới.

Bên cạnh đó, theo Cẩm nang Hướng dẫn quản lý rủi ro trong du lịch (2006) của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ghi rõ: việc đảm bảo an ninh an toàn trong du lịch là vấn đề chiến lược quốc gia quan trọng, cần sự phối hợp của không chỉ các cơ quan quản lý du lịch/du khách mà còn các cơ quan quản lý nhà nước khác về an ninh trật tự, hải quan, đối ngoại, y tế, xuất nhập cư, tư pháp, giao thông vận tải; cũng như hệ thống, hiệp hội các doanh nghiệp hàng không, vận tải, khách sạn, lữ hành, đại lý tour, phân phối, bán lẻ; các trung tâm nghiên cứu an toàn du lịch; nhóm người tiêu dùng và đặc biệt cần sự hợp tác với những tổ chức quốc tế.

Theo Hiệp hội Thương mại du lịch mạo hiểm toàn cầu (ATTA), trước khi đưa một mô hình DLMH vào vận hành, cần phải lên kế hoạch và thực hiện kiểm tra độ an toàn của khu vực cũng như hoạt động mạo hiểm, đặc biệt chú ý vấn đề khi có rủi ro xảy ra, các cơ quan chức năng như cảnh sát, y tế, bảo hiểm… sẽ phối hợp xử lý như thế nào, giao thông thuận tiện hay không. Bởi rủi ro luôn có thể thay đổi, do đó việc duy trì và cập nhật kế hoạch thực hiện, tập huấn xử lý rủi ro thường xuyên là tối quan trọng. 

Đảm bảo yếu tố an ninh an toàn trong kinh doanh DLMH không hề đơn giản, là trách nhiệm của cộng đồng, của quốc gia. Vấn đề mấu chốt không chỉ nằm ở vai trò quản lý, giám sát thực hiện, xử phạt nghiêm minh của các cơ quan chức năng tại địa phương và điểm đến du lịch; mà còn cần sự chấp hành nghiêm chỉnh của các công ty lữ hành, ý thức của du khách cũng như sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước khác, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, các tổ chức quốc tế liên quan. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.