“Lỗ hổng” điện ảnh Việt từ mùa phim Tết 2022?

Phim Tết năm nay “mất mùa” doanh thu vì nhiều lý do.
Phim Tết năm nay “mất mùa” doanh thu vì nhiều lý do.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Một mùa phim Tết không mấy thành công về mặt doanh thu và hiệu ứng vì nhiều lý do. Nhưng sự không thành công ấy cũng là cơ hội để ngành điện ảnh nhìn nhận lại: Chúng ta còn cần gì, thiếu gì, nên thay đổi những gì để điện ảnh Việt thoát cảnh “tiến một bước, lùi vài bước” như trước đến nay?

Doanh thu ảm đạm

Doanh thu ảm đạm, đó là bức tranh chung của phim điện ảnh chiếu rạp dịp Tết Nguyên đán 2022 vừa qua. Được coi là dẫn đầu phòng vé phim Việt, bộ phim “Chìa khóa trăm tỷ” chỉ xấp xỉ mốc 50 tỷ đồng trong mùa phim Tết năm nay, một con số khá “khiêm tốn” so với những phim doanh thu “khủng” các mùa Tết trước. Những năm trước, phim chiếu rạp thường tham gia vào “cuộc đua trăm tỉ”, với những bộ phim có doanh số trong mơ như “Cua lại vợ bầu”, “Siêu sao siêu ngố”…

Còn nếu nói doanh số trăm tỉ, có lẽ đó là… tổng doanh thu của toàn bộ phim điện ảnh ra rạp mùa Tết này. 5 bộ phim ra rạp ngày Tết thì có đến 3 phim có doanh thu dưới 10 tỉ. Thậm chí, bộ phim đạt doanh thu “eo sèo” nhất mùa Tết 2022 vừa qua, “Mưu kế thượng lưu” chỉ thu về số tiền ít ỏi chưa đến 1 tỉ đồng cho suốt hơn 1 tuần ra rạp.

Có nhiều lý do được lý giải cho doanh thu thấp đến đáng buồn của mùa phim Tết năm nay. Nguyên nhân được đề cập nhiều nhất là do dịch bệnh hoành hành khiến chỉ có thị trường rạp TP HCM được hoạt động ổn định. Trong khi đó, doanh thu một số tỉnh không đáng kể và rạp phim tại Hà Nội gần như đóng cửa hoàn toàn. Dịch bệnh cũng khiến cho nhiều gia đình, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ ngại đến rạp xem phim. Điều này đã khiến các rạp mất đi nhiều phân khúc khách gia đình, vốn là phân khúc mạnh hàng đầu vào các mùa phim Tết khác.

Cạnh đó, việc siết giảm, cắt bỏ chi phí dành cho truyền thông cũng là một trong những yếu tố khiến các phim điện ảnh mùa Tết ít được lan tỏa đến người xem. Một số phim như “Trạng Tí”, “Nhà chưa bán” hầu như phải dựa vào truyền thông truyền miệng để kéo khán giả tới rạp.

Không chỉ doanh thu thấp, mùa phim rạp năm nay cũng cho thấy hiệu ứng hút khách của các phim chiếu rạp khá thấp. Nếu như những mùa Tết trước, phim chiếu rạp được bình luận, giới thiệu, tranh cãi sôi nổi trên mạng xã hội và các diễn đàn điện ảnh thì mùa Tết năm nay, các phim công chiếu hầu như hiếm khi được đem ra mổ xẻ, bàn luận. Phản ứng của khán giả cho thấy một mùa phim Tết vắng bặt sự quan tâm của truyền thông mạng lẫn người xem.

Vẫn là câu chuyện chất lượng

Giới chuyên môn đưa ra nhận định, mùa phim Tết 2022 với 5 bộ phim, nhưng khó có thể tìm ra một phim có thể được coi là xuất sắc. Ngay cả như “Chìa khóa trăm tỷ”, bộ phim dẫn đầu phòng vé Tết này cũng chỉ được đánh giá là “xem tạm”. Và bởi vì không có nhiều lựa chọn khác nên bộ phim hài “remake” này mới có thể nổi bật lên. Phim có thế mạnh được quảng bá rầm rộ và được ưu ái sắp xếp số suất chiếu cao nhất. Đánh giá chung của người xem, phim có đôi chút duyên dáng, gây cười, tạm đáp ứng được nhu cầu giải trí ngày Tết của khán giả, còn lại kịch bản có phần không ổn, xa lạ với tâm lý, thói quen của người Việt.

Ngoài “Trạng Tí” là bộ phim được đầu tư cao, chỉn chu nhưng không may mắn vì nhiều lần ra rạp rồi tạm ngưng khiến phim cũ đi trong mắt khán giả thì những phim còn lại của mùa Tết này đều chỉ được đánh giá… trung bình trở xuống.

Trong đó, hai bộ phim đề tài thời thượng là “1990” và “Mưu kế thượng lưu” ban đầu được kì vọng từ khi bấm máy, nhưng đến khi công chiếu lại không được khán giả mặn mà. “1990” có kịch bản rời rạc, sự kết nối giữa các nhân vật không chặt chẽ, diễn xuất “gồng” của các nữ diễn viên chính khiến bộ phim trở nên đáng thất vọng trong mắt người xem. Trong khi đó, “Mưu kế thượng lưu” khiến khán giả cảm thấy… ngơ ngác khi xem phim, bởi kịch bản vụng, non tay, thiếu logic và tình tiết rời rạc.

Một mùa phim Tết thất bại, cho thấy được những tồn tại vẫn diễn ra trong làng điện ảnh Việt. Có thể thẳng thắn mà nói, những mùa phim Tết trước, các con số vài chục tỉ, hàng trăm tỉ đã làm “lóa mắt” các nhà làm phim trong nước. Trong khi đó, doanh thu chưa hẳn đã phản ảnh được thực chất của chất lượng phim. Đôi khi, một bộ phim thu hút khán giả đến rạp đông đúc là bởi thời điểm ấy, khán giả “khát” phim, mong muốn có được một sản phẩm giải trí “ổn” để xem vào dịp Tết.

Mùa Tết năm nay, đi cùng bao cái khó, hiệu ứng đám đông không còn, các bộ phim điện ảnh Việt mùa Tết “hiện nguyên hình” là những sản phẩm chạy theo mục tiêu giải trí với đa phần cách làm ẩu, vụng, chưa đến nơi đến chốn, thể hiện tư duy phần nào “ăn xổi” của người làm phim.

Ở thời điểm điện ảnh thế giới đã đi đến những “bom tấn” với công nghệ hoành tráng, những chiều sâu về cảm xúc, suy niệm, tâm linh, những bứt phá về diễn xuất thì điện ảnh nước ta vẫn luẩn quẩn ở những mảng, miếng hài nhàn nhạt, những lối diễn gồng, sượng, “làm quá” để chọc cười hoặc lấy nước mắt khán giả, những drama gượng gạo và những nội dung phi logic mà ngay cả kịch bản mua từ phim ăn khách nước ngoài về cũng không thể khỏa lấp được.

Nhiều nhà làm phim Việt vẫn quan niệm, phim Tết “không cần hay”, chỉ cần có tính giải trí cao, gây cười tốt, có dàn diễn viên hùng hậu, ăn khách, ấy là “công thức vàng” cho phim Tết “trăm tỉ”. Nhưng thực tế, khán giả giờ đây ngày một khó tính hơn. Họ có nhiều lựa chọn hơn, trong khi phim chiếu mạng vừa không bị bó hẹp nội dung, vừa đa dạng, phong phú, lại duyên dáng, đang cạnh tranh gay gắt với phim chiếu rạp, hút khán giả về phía mình.

Thất bại của một mùa phim Tết là cơ hội để nhà làm phim trong nước nhìn nhận lại những được, mất, những tồn tại vốn có để mà đổi thay. Năm 2022 - năm được coi là “hồi sinh” trong nhiều lĩnh vực, hy vọng sẽ đánh dấu một bước đổi mới trong tư duy, để mà chuyển mình và bứt phá của điện ảnh Việt Nam.

Đọc thêm

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping
(PLVN) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

Đà Nẵng tăng cường thu hút khách du lịch MICE 2024

Chào đón đoàn khách MICE đến Đà Nẵng năm 2024.
(PLVN) - Nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, với kỳ vọng định vị Đà Nẵng là điểm đến hàng đầu về du lịch MICE trong khu vực Đông Nam Á, thành phố này tiếp tục triển khai Chương trình xúc tiến thu hút khách du lịch MICE trong năm 2024.

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Những bài ca sống mãi cùng lịch sử

Nhạc sĩ Phạm Tuyên và poster bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” một người bạn Mỹ tặng ông. (Ảnh: Lộc Văn).
(PLVN) - Ngay sau thời điểm ngày 30/4/1975 lịch sử, có rất nhiều tác giả với cảm xúc mãnh liệt, dâng trào đã sáng tác các ca khúc để ghi dấu mốc son chói lọi của dân tộc.

Hải Phòng: Khai mạc Liên hoan Du lịch 2024 “Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa”

Chương trình nghệ thuật rực rỡ sắc màu.
(PLVN) - Tối 30/4, tại quảng trường Biển - Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng, quận Đồ Sơn, (TP Hải Phòng) đã tổ chức Khai mạc Liên hoan du lịch 2024 “Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa”. Đây là sự kiện chính trong chuỗi chương trình Liên hoan Du lịch 2024, được quận Đồ Sơn tổ chức từ ngày 27/4 - 4/5 với nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn.