“Lỗ hổng” bản quyền (Bài 2): Làm gì để ngăn mầm mống vi phạm?

Nhà hàng Ngọc Sương “giả mạo” có tên trong danh sách kết luận giám định của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ
Nhà hàng Ngọc Sương “giả mạo” có tên trong danh sách kết luận giám định của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ
(PLVN) -Việc vi phạm bản quyền diễn ra trong nhiều lĩnh vực của đời sống, kéo dài và khó xử lý đã dẫn đến không ít hệ lụy. Phải chăng, thiếu ý thức tôn trọng tác quyền là vấn đề cốt lõi dẫn đến hiện trạng này?

Hàng năm, các vụ tố vi phạm bản quyền, kiện lẫn nhau liên tục xảy ra trong tất cả các ngành nghề, từ nghệ thuật đến kinh doanh, đời sống. 

Như vụ việc của nhà hàng Ngọc Sương Sài Gòn xảy ra tháng 11/2018. Khi thương hiệu này đứng ra công bố với chứng cứ xác thực rằng, mình mới đích thực là Ngọc Sương thật, chủ sở hữu thương hiệu Ngọc Sương và nhà hàng chỉ có hai chi nhánh ở Sương Nguyệt Ánh và Hoàng Văn Thụ thì người dân Sài Gòn mới “ngả ngửa” là bấy lâu nay mình ăn nhầm… hàng giả. 

Hàng loạt nhà hàng Ngọc Sương khác ở Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Cư Trinh, thậm chí Nha Trang, Mũi Né… lý ra không được dùng tên Ngọc Sương nhưng vẫn thản nhiên sử dụng và gây nhầm lẫn cho khách hàng. Hiện, sau khi Ngọc Sương thật tiến hành lập vi bằng và khởi kiện, các đơn vị nói trên lần lượt đổi bảng hiệu. 

Tuy nhiên, mới đây, chủ thương hiệu Ngọc Sương vẫn phải lên tiếng bức xúc vì một số Ngọc Sương giả như Ngọc Sương Nguyễn Văn Trỗi, Ngọc Sương Nguyễn Cư Trinh vẫn có động thái chây ì, như thay Ngọc Sương bằng NS (Nguyễn Văn Trỗi) hoặc lập công ty quảng cáo lấy tên Ngọc Sương tại cùng trụ sở nhà hàng để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng (nhà hàng Rivia Nguyễn Cư Trinh)… 

Ngoài ra còn có vụ vi phạm bản quyền nội dung trong lĩnh vực kỹ thuật số làm “đau đầu” các đơn vị sở hữu. Chỉ tính riêng trong năm 2018, trong vòng 10 ngày có bản quyền ASIAD 2018, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã phát hiện và cảnh báo hơn 10.000 tài khoản mạng xã hội vi phạm bản quyền. 

Tương tự, World Cup 2018, đã có hàng ngàn trường hợp vi phạm bản quyền bị phát hiện và cảnh báo, trong đó nhiều nhất là vi phạm trên môi trường mạng xã hội. Youtube và Facebook cũng là mạng xã hội diễn ra nhiều vụ vi phạm bản quyền nhất thông qua chế độ phát trực tiếp hoặc gián tiếp, từ phim chiếu rạp, phim truyền hình, gameshow cho tới chương trình bóng đá của K+, VTVcab…

Nổi cộm không kém trong năm qua, cũng có thể kể đến các vụ như vụ kiện Thần đồng Đất Việt giữa họa sĩ Lê Phong Linh và Công ty Phan Thị, vụ Sky Music vi phạm bản quyền số lượng khổng lồ...

Theo chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long, để tránh bị xâm phạm về tác quyền, có lẽ mỗi người sáng tạo cần phải trang bị cho mình hai thứ, đó là ý thức và kiến thức. 

Về kiến thức, cần phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức pháp luật về bản quyền. Trong quá trình sáng tạo, người sáng tạo cũng nên có động thái văn bản hóa lại những “đứa con tinh thần” của mình, từ ý tưởng, đến quá trình thực hiện đều có sự chứng kiến, làm chứng từ con người đến công cụ như máy tính, email…

Khi dự án, ý tưởng hoàn tất nên nghĩ đến việc công bố thông tin trên phương tiện truyền thông. Rất cần đăng kí sở hữu trí tuệ đối với các trường hợp quan trọng. Đặc biệt, khi làm việc với các đối tác cũng nên làm rõ và có các cam kết từ đầu để tránh tranh chấp về bản quyền về sau (như vụ việc Thần Đồng Đất Việt). 

Tiếp đến, ông Nguyễn Ngọc Long nhấn mạnh, ý thức tôn trọng bản quyền của bản thân người sáng tạo cũng phải được đặt lên hàng đầu. Đơn giản là muốn người ta tôn trọng bản quyền của mình, trước hết hãy tôn trọng bản quyền của người khác.

Như vậy, khi tạo ra bất cứ sản phẩm gì mang dấu ấn cá nhân, cũng nên nhớ đến vấn đề tác quyền, ngoài bảo vệ sáng tạo của mình thì cần có ý thức không xâm phạm quyền sở hữu của người khác một cách cố ý hay vô ý từ những việc nhỏ như sử dụng các bản quyền phần mềm lậu, hệ điều hành lậu, ghi nguồn hoặc xin phép khi vay mượn… Có như thế, khi mình bị xâm phạm về bản quyền, tiếng nói mình cất lên cũng có trọng lượng, có uy tín và dễ dàng nhận được sự ủng hộ hơn…(Còn tiếp)

Khởi kiện nếu vi phạm không được khắc phục

“Khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, doanh nghiệp/ chủ thương hiệu nên chọn các thương hiệu bao gồm cả phần chữ viết và phần hình ảnh để việc bảo hộ được tốt hơn do nguy cơ bị nhái, bị làm giả khó hơn.

Trong đó, đối với phần chữ viết, nên lựa chọn các từ ngữ, cụm từ ngữ mang bản sắc riêng của doanh nghiệp, không nên là các từ ngữ, cụm từ ngữ mang tính phổ biến giống như: 24/7, Seven days… Đối với hình ảnh thì nên sử dụng những công nghệ thiết kế đòi hỏi trình độ cao của người thiết kế, sẽ giảm thiểu được khả năng làm nhái làm giả.

Nên tham vấn các doanh nghiệp/ tổ chức tư vấn về thiết kế thương hiệu trước khi đăng ký sở hữu trí tuệ. Khi phát hiện thương hiệu của mình bị làm giả, làm nhái thì cách hiệu quả nhất để bảo vệ thương hiệu của mình là các doanh nghiệp nên tìm đến luật sư để có được sự tư vấn đầy đủ, cần thiết. Thông báo cho bên vi phạm về hành vi vi phạm của họ và nếu không được khắc phục thì doanh nghiệp/ chủ thương hiệu có thể kiện ra tòa”. 

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại luật gia Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.