Nhiều người đàn ông ở huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi được một ông chủ rẫy ở tỉnh Lâm Đồng tuyển mộ làm vườn thuê. Không như lời hứa ban đầu, họ bị gán nợ, bán đi bán lại cho nhiều chủ, để rồi quần quật suốt ngày làm thuê để trừ nợ. Trong khi đó, ở Quảng Ngãi, những tên “cò” vẫn hàng ngày chạy tới chạy lui săn tìm lao động, đưa lên tỉnh Lâm Đồng... bán.
Muốn về nhà phải có tiền chuộc
Chúng tôi có mặt tại nhà bà Nguyễn Thị Móng (65 tuổi, ở tổ dân phố 4, thị trấn Đức Phổ, huyện Đức Phổ) vào sáng 9-5-2010. Bà Móng cho biết, con trai bà là anh Huỳnh Thanh Lưu (39 tuổi) nhờ có tiền chuộc nên đã về với vợ tại huyện Hoài Nhơn, Bình Định.
Qua điện thoại, anh Lưu bức xúc kể lại sự việc. Họ gồm ba người là anh em họ hàng: Huỳnh Thanh Lưu, Nguyễn Tăng Biên (37 tuổi), Huỳnh Phong Minh (37 tuổi), đều ở tổ dân phố 4, thị trấn Đức Phổ, huyện Đức Phổ, không có công việc ổn định. Được một người ở cùng tổ 4 tên Nguyễn Thanh Tân (46 tuổi) làm nghề chạy xe ôm giới thiệu công việc làm vườn tại tỉnh Lâm Đồng, các anh mừng như bắt được vàng. Theo Nguyễn Thanh Tân, lương ban đầu 1,8 triệu đồng/tháng và sẽ tăng vào tháng tiếp theo tùy năng suất sản phẩm. Ngoài ra mọi chi phí xe cộ, ăn ở từ Quảng Ngãi lên đều do ông chủ này chi trả.
Chiều 18-4, các anh Lưu, Biên và Minh được đối tượng tên Nhật đón bằng ôtô chở lên tỉnh Lâm Đồng. Trên xe còn có hơn chục người ở nhiều tỉnh cùng theo Nhật đi làm vườn thuê. Khoảng 3 giờ sáng hôm sau xe đến ngã ba thị trấn Định Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Tại ngôi nhà có bảng hiệu “Dịch vụ cung ứng lao động làm vườn”, cả ba anh bị nhốt vào phòng, cửa bị khóa và có bảo vệ không ngừng theo dõi.
Suốt cả ngày hôm đó các anh nhịn đói, đến tối thì bà chủ tên Lan “xem mặt” và mua với giá 500.000đ/người. Bà Lan dùng ô tô chở cả ba đến một nơi xa và bán lại cho một số ông chủ rẫy khác. Qua “xem mặt”, Lưu và Minh được ông chủ tên Đoàn Văn Trường nhận và trả cho bà Lan với giá 1,4 triệu đồng mỗi người. Riêng anh Biên được một ông chủ khác nhận.
Tại nhà ông chủ Trường, anh Minh phải ra vườn làm, còn anh Lưu phát bệnh, bị sốt phải nằm nhà. Tiền bạc trong người không có, anh Lưu phải nằm gật gù suốt ngày vì không có thuốc men. Anh Lưu không thể về nhà khi chưa giải quyết số nợ 1,4 triệu đồng mà ông Trường đã mua anh. Anh Lưu năn nỉ, van xin giảm tiền chuộc, ông Trường cũng giảm xuống còn 1.000.000đ. Ông chủ Trường đưa điện thoại bảo Lưu gọi điện về người thân gửi tiền chuộc Lưu về. Biết được con mình đang bị giữ, bà Móng ra ngân hàng gửi 1.000.000đ vào tài khoản của Trường. Anh Lưu được trả tự do ngay sau đó.
Tối 9-5, chúng tôi cũng liên lạc được với anh Biên. Qua điện thoại anh Biên cho biết anh được bán qua một ông chủ rẫy ở tỉnh Đăk Nông. Ở đây được hơn 10 ngày nhưng anh cũng không biết là vùng nào. Chỉ biết xung quanh là đồi núi và rẫy cà phê, tiêu bạt ngàn. Với giọng đầy tức giận, anh nói đây là bọn buôn người. Sau nhiều lần bị bán hết chủ này đến chủ khác, bây giờ anh muốn trở về nhà phải mất 1,5 triệu đồng trả nợ cho ông chủ mới.
Muốn về nhà phải có tiền chuộc
Người thân của Minh đang rất lo lắng cho số phận của anh |
Qua điện thoại, anh Lưu bức xúc kể lại sự việc. Họ gồm ba người là anh em họ hàng: Huỳnh Thanh Lưu, Nguyễn Tăng Biên (37 tuổi), Huỳnh Phong Minh (37 tuổi), đều ở tổ dân phố 4, thị trấn Đức Phổ, huyện Đức Phổ, không có công việc ổn định. Được một người ở cùng tổ 4 tên Nguyễn Thanh Tân (46 tuổi) làm nghề chạy xe ôm giới thiệu công việc làm vườn tại tỉnh Lâm Đồng, các anh mừng như bắt được vàng. Theo Nguyễn Thanh Tân, lương ban đầu 1,8 triệu đồng/tháng và sẽ tăng vào tháng tiếp theo tùy năng suất sản phẩm. Ngoài ra mọi chi phí xe cộ, ăn ở từ Quảng Ngãi lên đều do ông chủ này chi trả.
Chiều 18-4, các anh Lưu, Biên và Minh được đối tượng tên Nhật đón bằng ôtô chở lên tỉnh Lâm Đồng. Trên xe còn có hơn chục người ở nhiều tỉnh cùng theo Nhật đi làm vườn thuê. Khoảng 3 giờ sáng hôm sau xe đến ngã ba thị trấn Định Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Tại ngôi nhà có bảng hiệu “Dịch vụ cung ứng lao động làm vườn”, cả ba anh bị nhốt vào phòng, cửa bị khóa và có bảo vệ không ngừng theo dõi.
Suốt cả ngày hôm đó các anh nhịn đói, đến tối thì bà chủ tên Lan “xem mặt” và mua với giá 500.000đ/người. Bà Lan dùng ô tô chở cả ba đến một nơi xa và bán lại cho một số ông chủ rẫy khác. Qua “xem mặt”, Lưu và Minh được ông chủ tên Đoàn Văn Trường nhận và trả cho bà Lan với giá 1,4 triệu đồng mỗi người. Riêng anh Biên được một ông chủ khác nhận.
Tại nhà ông chủ Trường, anh Minh phải ra vườn làm, còn anh Lưu phát bệnh, bị sốt phải nằm nhà. Tiền bạc trong người không có, anh Lưu phải nằm gật gù suốt ngày vì không có thuốc men. Anh Lưu không thể về nhà khi chưa giải quyết số nợ 1,4 triệu đồng mà ông Trường đã mua anh. Anh Lưu năn nỉ, van xin giảm tiền chuộc, ông Trường cũng giảm xuống còn 1.000.000đ. Ông chủ Trường đưa điện thoại bảo Lưu gọi điện về người thân gửi tiền chuộc Lưu về. Biết được con mình đang bị giữ, bà Móng ra ngân hàng gửi 1.000.000đ vào tài khoản của Trường. Anh Lưu được trả tự do ngay sau đó.
Tối 9-5, chúng tôi cũng liên lạc được với anh Biên. Qua điện thoại anh Biên cho biết anh được bán qua một ông chủ rẫy ở tỉnh Đăk Nông. Ở đây được hơn 10 ngày nhưng anh cũng không biết là vùng nào. Chỉ biết xung quanh là đồi núi và rẫy cà phê, tiêu bạt ngàn. Với giọng đầy tức giận, anh nói đây là bọn buôn người. Sau nhiều lần bị bán hết chủ này đến chủ khác, bây giờ anh muốn trở về nhà phải mất 1,5 triệu đồng trả nợ cho ông chủ mới.
Theo anh, chắc từ đây đến cuối năm anh mới thoát khỏi vùng đất này. Bởi làm ở đây lương một tháng một triệu đồng. Chỉ cần hai tháng là anh trả được nợ, nhưng chắc chắn họ sẽ giữ tiền lương để anh ở lại. Anh Biên nói: “Tức lắm! Đâu phải xa lạ, ở gần nhà thế mà ông Tân xe ôm lại lừa giới thiệu bọn tui chỗ làm như thế này, đừng để bà con ở quê mình theo bọn chúng lên đây”. Anh Biên có một quá khứ lầm lỗi bởi bản tính nông nổi, ngang bướng. Trong 4 năm trở lại đây, anh tu tâm làm người con tốt. Bà Huỳnh Thị Nộ (81 tuổi) đã nhiều năm khổ sở vì đứa con út, nhưng những năm cuối đời bà rất vui khi con mình đã trưởng thành, biết lo lắng cho bản thân và gia đình. Oái ăm thay, trên con đường tìm công việc bằng mồ hôi sức lực lao động chân chính, anh Biên gặp phải bọn người xấu. Cũng bị giữ lại như anh Biên, anh Minh hiện nay chưa liên lạc với gia đình.Đàn ông bị bán như hàng hóa Ở xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ có một nạn nhân khác là anh Trương Ngọc Sâm (50 tuổi). Ngôi nhà xập xệ của gia đình bảy người nằm cuối con hẻm ở thôn An Lợi. Vợ anh Sâm và ba đứa con lớn phải vào TP. Hồ Chí Minh làm thuê. Cháu T.T.M.T (đang học lớp 12) hàng ngày vừa đến trường vừa thay cha mẹ chăm sóc em và coi nhà cửa. T. cho biết ba đi làm được hơn một tuần rồi. Cách đây hai hôm, ba gọi điện thoại về bảo đang làm rẫy thuê ở huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) và bảo con yên tâm học hành. Nhưng khi chúng tôi liên lạc được với anh Sâm thì anh cho biết đang bị lừa, bây giờ ở Đăk Nông làm rẫy thuê để trừ nợ, không dám cho vợ con biết vì sợ họ lo lắng. Với giọng uất ức, anh kể lại: cuối tháng 4-2010, đối tượng Tân - chạy xe ôm gặp anh và giới thiệu lên Tây Nguyên làm thuê cho người chị bà con. Cũng như mọi người khác, lương gần 2 triệu/tháng, bao mọi chi phí tàu xe, ăn uống, chỗ nghỉ. Ban đầu, anh không muốn đi vì con cái còn nhỏ, không ai coi nhà. Nhưng ở quê rất khó tìm việc, trong khi đó T. đang chuẩn bị thi đại học, cần có số tiền lớn để trang trải. Anh Sâm quyết định đi một chuyến. Khoảng 15 giờ ngày 1-5, tại bến xe cũ Đức Phổ, anh được một ôtô đón. Trên xe có gần 20 người cũng lên Lâm Đồng làm thuê cho ông chủ tên Nhật. Trong đó, có bảy người ở Quảng Ngãi, đa số ở các huyện miền núi Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng. 3 giờ hôm sau xe đến thị trấn Định Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Tất cả người trên xe bị dồn vào nhà ông chủ tên Nhật. Họ bị nhốt lại, mỗi người tự tìm góc xó nằm nghỉ. Khoảng 7 giờ, họ bị người nhà Nhật gọi dậy và dẫn qua ngôi nhà có tấm bảng hiệu “Dịch vụ cung ứng lao động làm vườn”. Tại đây, họ tiếp tục bị đưa vào nhiều phòng và cũng bị nhốt bằng các ổ khóa, có bảo vệ không ngừng theo dõi. Ngoài nhóm người mới đến, dãy nhà nghỉ cũng có đông người đến đây trước nhiều ngày. Anh Sâm tức tối nói: “Vì nghe bảo mọi chi phí nên tui đâu có mang tiền theo. Bọn chúng không cho ăn, bảo mọi người tự túc mua thức ăn. Gần hai ngày trời tôi phải nhịn đói. Vừa đói vừa tức tím cả ruột gan!” Anh Sâm muốn về, nhưng không đào đâu ra 500.000đ đưa cho tên Nhật và chi phí tiền xe. Theo Nhật, 500.000đ là chi phí y phải lo tiền xe, ăn uống từ Quảng Ngãi lên tới đây, muốn về thì phải trả lại số tiền đó. Trong thời gian bị nhốt chờ các chủ rẫy đến “xem mặt”, mỗi người phải trả 100.000đ tiền phòng cho mỗi ngày chờ. Theo anh Sâm, tại khu nhà trọ anh gặp rất nhiều người ở Quảng Ngãi cùng chung số phận. Đặc biệt, có nhiều người ở Ba Tơ và Sơn Hà bị một đối tượng tên Thành ở huyện Ba Tơ lừa. Trước khi đi, y còn đưa cho mọi người 300.000đ để ăn uống dọc đường. Vô tới trong này, ông chủ Nhật cộng thêm tiền, người nào muốn thoát ra sẽ mất 800.000đ. Tội nghiệp nhất là hàng chục người già, phụ nữ, trẻ nhỏ ở tỉnh Thanh Hóa lũ lượt kéo nhau vào đây. Ông Nhật tuyên bố, muốn ra khỏi đây mỗi người phải trả lại 1,4 triệu đồng. Trước tình cảnh đó, mọi người đành phó mặc số phận. Riêng anh Sâm, sau hai ngày cùng hàng chục người khác ở khu “cung ứng lao động làm rẫy” ngồi chờ, anh được một chủ rẫy chọn, đưa cho Nhật 700.000đ. Sau đó, anh được đưa về rẫy (anh không xác định được địa điểm nào) ở tỉnh Đăk Nông. Tại đây, mỗi ngày anh phải ra rẫy làm việc, lương mỗi tháng 1 triệu đồng. Anh Sâm bảo: “Mọi chuyện lỡ như thế này rồi, tui phải lo làm cho đủ trả nợ, chuộc lấy CMND và kiếm ít đồng tranh thủ về quê. Khoảng một tháng nữa là giỗ cha nên tui phải ráng làm để được về sớm”. Hoàn cảnh của những người bị lừa rất đáng thương. Rất mong các cơ quan chức năng ở các địa phương (Đăk Nông, Lâm Đồng) sớm làm rõ, giải thoát cho các nạn nhân.
Theo CA TP.HCM