LLVT NHÂN DÂN ĐÀ NẴNG: 65 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành

(Tiếp theo kỳ trước) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, sau khi có Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng khóa 2, Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng đề ra các chủ trương, biện pháp khôi phục, phát triển lực lượng vũ trang (LLVT) làm nòng cốt cho phong trào diệt ác, phá kèm, hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy, đồng khởi phá ấp chiến lược, giải phóng quê hương, xây dựng căn cứ kháng chiến.

Lực lượng vũ trang Đà Nẵng và cuộc kháng chiến chống Mỹ

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, sau khi có Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng khóa 2, Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng đề ra các chủ trương, biện pháp khôi phục, phát triển lực lượng vũ trang (LLVT) làm nòng cốt cho phong trào diệt ác, phá kèm, hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy, đồng khởi phá ấp chiến lược, giải phóng quê hương, xây dựng căn cứ kháng chiến.

Cầu Thủy Tú bị bộ đội đặc công đánh sập tháng 4-1972. (Ảnh tư liệu)
Cầu Thủy Tú bị bộ đội đặc công đánh sập tháng 4-1972.   (Ảnh tư liệu)

Đối với Đà Nẵng, lãnh đạo, chỉ huy các cấp điều động bổ sung cán bộ cho thành phố, thành lập các đội công tác, ngày đêm lặn lội, luồn lách vào bên trong liên lạc, móc nối cơ sở cũ, xây dựng cơ sở mới, từng bước hình thành các chi bộ, tổ Đảng và tổ chức chính trị nòng cốt ở xã, phường, khu phố và quận, Đối với Đà Nẵng, lãnh đạo, chỉ huy các cấp điều động bổ sung cán bộ cho thành phố, thành lập các đội công tác, ngày đêm lặn lội, luồn lách vào bên trong liên lạc, móc nối cơ sở cũ, xây dựng cơ sở mới, từng bước hình thành các chi bộ, tổ Đảng và tổ chức chính trị nòng cốt ở xã, phường, khu phố và quận, huyện làm cơ sở để xây dựng LLVT thành phố theo phương châm “lấy ít đánh nhiều”, “số lượng hợp lý, chất lượng cao”, tổ chức, biên chế tinh gọn, nhỏ lẻ, có lực lượng hợp pháp và bất hợp pháp, có bên trong với bên ngoài.

Đầu năm 1965, Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định tách Đà Nẵng ra khỏi tỉnh Quảng Đà  thành đơn vị trực thuộc Khu ủy. LLVT thành phố có 1 đại đội bộ đội địa phương, 1 trung đội công binh đèo Hải Vân, 1 trung đội hỏa lực (cối 60mm, 82mm), các xã ven thành phố có 1 đến 2 trung đội du kích tập trung. Bên trong xây dựng 2 đội biệt động - tự vệ ( 220, 230), 10 tổ tự vệ mật và 50 cơ sở đơn tuyến.

Giữa tháng 5 năm 1965, Thành ủy, BCH Thành đội thành lập Đại đội đặc công hậu cứ, tháng 8 năm 1965 phát triển thành 2 đại đội và đến tháng 11 năm 1965 phát triển thành tiểu đoàn. Đây là bước phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, đáp ứng kịp thời yêu cầu đánh Mỹ, thắng Mỹ ngay trong quá trình quân Mỹ và chư hầu ồ ạt đổ vào Đà Nẵng.

Ngay sau khi được thành lập, Đại đội 1 và 2 mở nhiều trận đánh xuất sắc ở Sân bay Đà Nẵng, Nước Mặn, kho xăng Liên Chiểu. Du kích các xã Hòa Liên, Hòa Hiệp, Hòa Ninh, Hòa Hải nằm trên vành đai Đà Nẵng cũng đánh được Mỹ. Trong nội thành, ngày 27 tháng 3 năm 1965, đội đặc công - biệt động 230 đánh hư hỏng tàu vận tải quân sự Mỹ. Ngày 5 tháng 4, Lê Độ - đội trưởng đội biệt động 230 dùng mìn hẹn giờ đánh vào khách sạn Bạch Đằng, trận đánh không thành, Lê Độ bị địch bắt và xử án, nhưng ý nghĩa và mức độ tác động rất lớn đến phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Đà Nẵng chống lại Mỹ - Thiệu.

Kho xăng Liên Chiểu bị Đại đội 1 đặc công đốt cháy. (Ảnh tư liệu)
Kho xăng Liên Chiểu bị Đại đội 1 đặc công đốt cháy.  (Ảnh tư liệu)

Những trận đầu đánh Mỹ, thắng Mỹ của bộ đội, du kích, biệt động - tự vệ Đà Nẵng có ý nghĩa sâu sắc là đã tiêu diệt một bộ phận sinh lực Mỹ rất quan trọng, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại ngay khi chúng mới đặt chân đến Đà Nẵng, góp phần giải đáp thắc mắc: ta có đánh được Mỹ và thắng Mỹ không?

Vừa chiến đấu vừa phát triển lực lượng và tham gia xây dựng thế trận vành đai diệt Mỹ bao quanh căn cứ Đà Nẵng, dựa vào thế trận vành đai, các LLVT Đà Nẵng đã kiên trì trụ bám ở các căn cứ bàn đạp, căn cứ lõm, hành lang cơ động bao quanh Đà Nẵng, vận dụng linh hoạt các phương thức hoạt động, hình thức chiến thuật, cách đánh, liên tục tiến công tiêu diệt các căn cứ Mỹ - ngụy ở Cẩm Bình, Thanh Vinh, điểm cao 327, La Bông, Lệ Trạch, cầu Thủy Tú, cầu Đỏ. Bên trong, biệt động - tự vệ dùng mìn, lựu đạn đánh vào các khách sạn, cư xá sĩ quan, nhân viên kỹ thuật Mỹ - Nam Triều Tiên.

Tháng 10 năm 1967, Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định nhập tỉnh Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng thành Đặc khu Quảng Đà và Mặt trận 44 (tức Mặt trận Quảng Đà). Đặc khu ủy Quảng Đà do đồng chí Trương Chí Cương, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Khu ủy khu 5 làm Bí thư; đồng chí Nguyễn Chánh (Bình), Phó Tư lệnh Quân khu 5 làm Tư lệnh Mặt trận Quảng Đà.

Chuẩn bị cho tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, Đặc khu ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận chủ trương sắp xếp lại chiến trường: Huyện Hòa Vang chia thành 3 khu (1, 2, 3), Đà Nẵng chia thành 3 quận (Nhất, Nhì, Ba). Mỗi quận và mỗi khu đều có Quận ủy, Quận đội, Khu ủy, Khu đội. LLVT Đà Nẵng chỉ có các tổ, đội biệt động - tự vệ quận, các đại đội địa phương, du kích ở khu, còn các đơn vị đặc công (Tiểu đoàn 487, 489), đại đội đặc công nước, công binh, pháo binh đều trực thuộc Bộ Tư lệnh Mặt trận.

Xuân Mậu Thân 1968,  dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Đặc khu ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận, LLVT các quận, khu sử dụng lực lượng tham gia chiến dịch, chủ yếu là đưa đón, bảo vệ cán bộ vào ra lãnh đạo phong trào bên trong.

Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, Đặc khu ủy - Bộ Tư lệnh Mặt trận lãnh đạo, chỉ đạo thành lập Đại đội đặc công - biệt động Lê Độ (mật danh C180) và một số tổ, đội biệt động trực thuộc các quận, đồng thời tăng cường củng cố, phát triển căn cứ bàn đạp, hành lang cơ động, đường dây và các trạm liên lạc trên các hướng, lõm chính trị, hầm bí mật, buồng kín, gác xép trên khắp địa bàn nội thành. Đây là tư duy sáng tạo, linh hoạt của lãnh đạo, chỉ huy nhằm đẩy mạnh chiến tranh du kích trong lòng địch, hỗ trợ cho các tầng lớp nhân dân đấu tranh, tạo thế, tạo lực cho lực lượng bên ngoài tiến công vào bên trong. Trong chiến dịch Hè 1968 (X1) và Thu 1968 (X2), LLVT Đà Nẵng mở nhiều trận đánh xuất sắc, tiêu diệt các cơ quan đầu não của Mỹ-ngụy ở chi khu quận lỵ Hòa Vang, căn cứ biệt kích Nùng, bãi xe Non Nước, chi cảnh sát quận Đông Giang, quận Nhì, Quân vụ thị trấn, Đài phát thanh, đánh địch phản kích ở khối phố Xương Bình - Thanh Khê. Những chiến công đó đã góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ-ngụy.

Trong những năm 1969-1971, chiến sự trên chiến trường chung quanh Đà Nẵng diễn ra ngày càng khó khăn, ác liệt, một số đơn vị chủ lực và bộ đội địa phương phải giải thể hoặc rút gọn. Ở Đà Nẵng, Tiểu đoàn 487 rút lại còn 1 đại đội và tăng cường cho quận Nhì, riêng lực lượng biệt động - tự vệ vẫn được củng cố, phát triển, nhiều đội biệt động Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Văn Trỗi, đội K10, K15, K20… được thành lập. Cuối năm 1970, hình thành các cánh biệt động (cánh Đông, cánh Trung và cánh Tây), mỗi cánh có 2 đến 3 đội. Tính đến cuối năm 1972, biệt động - tự vệ các quận có hơn 400 đồng chí, 100 cơ sở đơn tuyến, nội tuyến, 50 giao liên hợp pháp. Phương thức hoạt động chủ yếu là: Kết hợp bất hợp pháp với hợp pháp, chiến đấu phân tán, nhỏ lẻ nhưng liên tục và hiệu suất cao.

Tiêu biểu nhất là các trận đánh: Kho bom đạn Phước Lý, Sân bay Đà Nẵng của tự vệ mật Nguyễn Đình Hạnh, Võ Văn Minh, thiêu hủy kho xăng Nại Hiên Đông của tự vệ Phan Thị Mùa, trận diệt tổ tình báo sưu tầm Vùng I chiến thuật của tự vệ Hồ Thị Phương, các trận đánh giữa ban ngày của tự vệ Võ Văn Cả, Lê Thị Hải Châu, Nguyễn Thị Tám, Nguyễn Văn Sĩ.

Sau Hiệp định Paris tháng 1 năm 1973, LLVT Đà Nẵng vẫn trụ bám kiên cường, liên tục chiến đấu lập công ở Cống Tiềm, các căn cứ Hoa Lư, tỉnh đường Quảng Trị lưu vong, giữ vững thế làm chủ địa bàn, tạo điều kiện cho quân và dân ta mở chiến dịch tấn công, giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng vào ngày 29 tháng 3 năm 1975 lịch sử.

(Còn nữa)

(Theo tài liệu của Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.