'Livestream' hình ảnh khám ngực bệnh nhân, bác sỹ có phạm luật?

'Livestream' hình ảnh khám ngực bệnh nhân, bác sỹ có phạm luật?
(PLO) - Hình ảnh bác sỹ thẩm mỹ Chiêm Quốc Thái livestream hình ảnh khám ngực, mông, hướng dẫn nữ bệnh nhân chăm sóc ngực đang gây xôn xao dư luận., 

Những hình ảnh này được phát trực tiếp (livestream) trên trang Facebook cá nhân của bệnh viện thẩm mỹ - nơi bác sỹ Chiêm Quốc Thái làm việc. Trong đoạn video phát trực tiếp, có hình ảnh nam bác sĩ đến thăm khám cho các bệnh nhân vừa thực hiện 'nâng cấp" mông, ngực tại bệnh viện này. Ngoài việc thăm hỏi, vị nam bác sỹ này còn dùng tay, trực tiếp thăm khám các bộ phận nhạy cảm như ngực, mông của các bệnh nhân.

Video đã quay cận cảnh vị nam bác sĩ  dừng lại tại giường của 1 nữ bệnh nhân (có đeo khẩu trang), một y tá đã tháo y cụ dùng để nâng đỡ ngực trên người bệnh nhân này xuống, để lộ bộ ngực trần. Bác sỹ đã trực tiếp chạm tay để khám cũng như hướng dẫn bệnh nhân này cách chăm sóc cho bộ ngực vừa nâng.

Sau đó, bác sỹ Chiêm Quốc Thái đã  còn sang giường bệnh bên cạnh thăm khám cho 1 nữ bệnh nhân khác với hành động tương tự. Vùng được thăm khám của bệnh nhân này là  mông. Nữ bệnh nhân này còn đang băng vùng mông, khuôn mặt và các phần khác trên cơ thể được phủ kín bằng chăn.

Sau khi video được lan truyền trên mạng xã hội, đã nhận được nhiều luồng quan điểm trái chiều. Đa số đều cho rằng video khá phản cảm, vì quay cận cảnh nam bác sỹ 'động chạm' vào những vùng 'nhạy cảm' của phụ nữ. Hành vi của bác sỹ đã vi phạm quyền về hình ảnh của bệnh nhân. 

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đây hoàn toàn là video chuyên môn nghiệp vụ của ngành y. Trong quy định của ngành y thì bất kể hoạt động nào cũng không quy định về giới tính bác sỹ. Hơn nữa, quyền về hình ảnh của một cá nhân chỉ bị coi là xâm phạm nếu không được sự đồng ý của người đó. Những người ngoài không thể phán xét hành vi đó có vi phạm hay không. 

Trả lời báo chí, bác sĩ Chiêm Quốc Thái, khẳng định việc mình khám cho bệnh nhân và đăng video lên Facebook như thế chỉ mang tính chất chia sẻ chuyên môn. Ông cũng khẳng định đã được sự đồng ý của người bệnh khi thực hiện việc quay những hình ảnh này.

Ông còn cho biết thêm: "2 bệnh nhân được tôi thăm khám trong clip là người Campuchia, có 1 người Việt kiều là người quen của tôi, tôi đã xin phép họ từ trước rồi, còn những bệnh nhân khác người Việt Nam thì tôi không quay.

Tôi thực hiện clip này chỉ để chia sẻ chuyên môn, trên Youtube cũng có nhiều clip như thế của nhiều bác sĩ khác để ai muốn xem về chuyên môn thì xem, có gì đâu mà phản cảm." - bác sĩ Thái chia sẻ trên Kênh 14.

Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định về Quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:  Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Luật cũng quy định: Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến hình ảnh, thông tin của bệnh nhân nói riêng, Bộ Y tế cũng có quy định về quyền riêng tư và bảo mật thông tin của bệnh nhân.Tại Luật Khám, chữa bệnh, Điều 8 ghi rõ: Bệnh nhân được quyền tôn trọng bí mật riêng tư. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.

Luật cũng quy định :Thông tin cần được bí mật chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.

Còn trên thế giới, nhiều nước đã có quy định rất cụ thể về vấn đề này. Khi sử dụng hình ảnh của bệnh nhân vào mục đích y học như lưu trữ, trao đổi với đồng nghiệp,… các bác sỹ đều phải có sự cho phép của bệnh nhân.

Bộ luật Hình sự Thái Lan, cũng quy định bất cứ ai biết hoặc có khả năng tiếp cận với các thông tin riêng tư của một cá nhân dưới tư cách nghề nghiệp như bác sĩ, dược sĩ, y tá, hộ sinh,… mà tiết lộ thông tin đó theo cách có khả năng gây hại cho bất cứ ai, sẽ bị phạt tù lên tới 6 tháng, phạt tối đa 1.000 Baht hoặc cả hai.

Luật bảo vệ dữ liệu và Quy định về quyền của bệnh nhân (do Hiệp hội y tế Mỹ ban hành) quy định: Mọi thông tin liên quan đến bệnh nhân đều không được phép tiết lộ hay công bố khi chưa có sự cho phép của người bệnh, trong đó có bệnh án, tình trạng bệnh hay hình ảnh. Mức phạt cho hành vi xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân có thể lên tới 16.000 USD và 10 năm tù giam tùy mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Nhiều vụ bê bối liên quan đến việc sử dụng hình ảnh cá nhân đã khiến các bác sỹ phải trả giá đắt: Bác sĩ John Kinahan của Bệnh viện Royal Jubilee (Victoria, British Columbia, Canada) đã bị đình chỉ 6 tháng và phạt 20.000 USD do chụp ảnh một bệnh nhân đang hôn mê trong tình trạng khỏa thân và gửi cho một đồng nghiệp.

Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nổi tiếng Martin Huang đã chụp hình ảnh một nữ bệnh nhân không mặc quần lót. Hành động của bác sỹ đã bị Hội đồng Y tế Singapore (SMC) khiển trách và phạt 10.000 USD.

Ba bác sĩ của bệnh viện UPMC Bedford Memorial (Pennsylvania) đã bị đình chỉ sau vụ việc một đám đông khoảng 15 người là nhân viên bệnh viện vào phòng phẫu thuật, dùng điện thoại chụp ảnh bộ phận sinh dục có dị vật mắc kẹt của bệnh nhân đang hôn mê.

Đọc thêm

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.