Lình xình chuyện cổ phần hóa ACV: Góc khuất phía sau sân bay Nội Bài

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
(PLO) - Khai thác các dịch vụ có yêu cầu rất cao về an ninh và chất lượng như sân bay là một loại hình kinh doanh đặc thù. Mặc dù nhiều doanh nghiệp (DN) mong muốn được hoạt động trong lĩnh vực này nhưng không phải DN nào cũng có thể đáp ứng được mọi yêu cầu. Song, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã khai thác triệt để tiềm năng này thông qua việc biến các dịch vụ trong sân bay thành đặc quyền dành cho chuỗi DN “thân hữu” hay vô tình làm cổ đông (CĐ) trong những DN này.

Từ những doanh nghiệp “sân sau”…

Năm 2012, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) quyết định thành lập ACV, trên cơ sở sáp nhập ba cụm cảng hàng không (CHK), với hơn 20 sân bay và các dự án hạ tầng hàng không cả nước. 5 năm sau quyết định ấy, ACV giờ là siêu tổng công ty (TCT) CP độc quyền khai thác các sân bay nhà nước, với hàng nghỉn tỷ đồng sai phạm vừa “được” Thanh tra Chính phủ kết luận. Nhưng cũng có hàng nghìn tỷ đồng doanh thu khác đã đẩy qua “sân sau” của DN kinh doanh sân bay này đã bị lờ đi, không cơ quan nào ngó tới.

Trong giới thiệu, ACV cho biết có ba công ty con, công ty liên kết hoạt động tại khu vực Sân bay Nội Bài. Đó là Công ty CP Dịch vụ nhiên liệu hàng không Nội Bài (NAFSC), chuyên cung cấp nhiên liệu máy bay; Công ty CP Phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS), chuyên cung cấp các dịch vụ mặt đất, hành khách tại sân bay; và Công ty CP Dịch vụ hàng hóa hàng không Nội Bài (ACSV), chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan hàng hóa hàng không.

Nhưng sau những DN này, lại là một hệ thống các công ty con nữa, với đường dây sở hữu chằng chịt. Mà, rất tình cờ, lại có những cá nhân sở hữu CP tại các DN này liên quan chặt chẽ với lãnh đạo của chính ACV.

Đáng lưu ý, đến “cấp” DN thứ 2, 3 này, phần vốn của các công ty con thuộc ACV đã giảm hẳn, mà phần lớn vốn góp thuộc về các công ty TNHH hoặc cá nhân. Tại ALS, hiện vốn của Công ty CP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài chỉ còn 10,063% vốn điều lệ. “Nối dài” tới Công ty ASG, tỷ lệ nắm giữ điều lệ của ALS chỉ còn chưa tới 5%, trong khi một công ty TNHH và một cá nhân còn lại nắm gần 78%.

Cách đầu tư và bố trí công việc này đưa tới kết quả, những phần việc lợi nhuận tốt nhất trong chuỗi dịch vụ hàng không mà ACV khai thác độc quyền đã tự nhiên rơi vào những DN về danh nghĩa thuộc TCT, nhưng thực tế lại là của một số cổ đông cá nhân, hoặc DN ngoài ACV.

Những DN ký hợp đồng trực tiếp với ACV, hoặc công ty con của ACV thế là mặc nhiên được thuê trụ sở, thuê kho ngay trong khu vực Sân bay Nội Bài, một điều mà ngay các DN rất lớn hiện nay cũng không thể “mơ” tới. Chẳng hạn, hãng Samsung, DN hiện chiếm không dưới 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, cũng đã bị từ chối cho thuê diện tích tại Sân bay Nội Bài để tự làm thủ tục hàng không cho hàng hóa của hãng. Samsung hiện vẫn phải thuê dịch vụ của ALS, DN mà như trên đã nói, chỉ có hơn 10% vốn là của công ty con thuộc ACV.

Đương nhiên, theo quy định công ty CP, ai nắm giữ nhiều CP người đó sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận hơn. Nói cách khác là phần lợi nhuận béo bở nhất tại ACV đang ồ ạt chảy qua các công ty con tới các DN tư nhân khác, hay độc quyền kinh doanh ACV có đã chuyển hóa thành một dạng biệt đãi với các công ty “sân sau” mà các cơ quan chức năng khó có thể lần tới.

… Đến những pha “đánh võng” với đặc quyền của ACV

Ai cũng hiểu, khai thác các dịch vụ có yêu cầu rất cao về an ninh và chất lượng như sân bay là một loại hình kinh doanh đặc thù. Và do đó, dù mọi DN đều mong muốn, thì không phải DN nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu ấy để kinh doanh trong sân bay.

ACV đã khai thác chính cách hiểu này, để biến các dịch vụ trong sân bay thành đặc quyền dành cho chuỗi DN “thân hữu”. Một trong số đó là Công ty CP Phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS). Năm 2017, ACV cho biết muốn thoái 20% CP vốn điều lệ đang nắm giữ tại HGS. Đề nghị này đã chuyển hóa thành tờ trình và được Bộ GTVT đồng ý để thoái vốn toàn bộ số CP tương ứng 20% vốn điều lệ hiện đang nắm giữ tại HGS. Cụ thể, Bộ GTVT đồng ý để ACV chỉ đạo chào bán số CP trên cho CĐ sáng lập của HGS theo phương thức chào bán là bán đấu giá (trong trường hợp có hơn hai CĐ sáng lập đăng ký mua CP), hoặc bán thỏa thuận (trong trường hợp chỉ có một CĐ sáng lập đăng ký mua CP).

ACV cũng được yêu cầu thực hiện bán đấu giá công khai số CP trên cho các nhà đầu tư khác không phải là CĐ sáng lập (nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng CĐ của HGS)

“Giá khởi điểm chào bán CP sẽ được xác định thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá”, Bộ GTVT yêu cầu.

Đáng chú ý, đến thời điểm ACV đề nghị thoái vốn tại HGS, DN này thậm chí mới được có… hai năm tuổi. Theo đó, HGS được thành lập ngày 2-4-2015 với vốn điều lệ 150 tỷ đồng, bởi bốn CĐ pháp nhân. Trong đó, ACV chỉ nắm 20% vốn điều lệ, 80% còn lại được nắm bởi 3 CĐ pháp nhân.

Báo PLVN điện tử sẽ tiếp tục thông tin vấn đề này!

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.