‘Lính thủy đánh bộ’ ở dự án giao thông

Ít việc, PMU các dự án đường thủy, giờ từng bước chuyển sang điều hành dự án đường bộ (trong ảnh: Kênh nối Đáy-Ninh Cơ, một dự án PMU này làm đại diện chủ đầu tư)
Ít việc, PMU các dự án đường thủy, giờ từng bước chuyển sang điều hành dự án đường bộ (trong ảnh: Kênh nối Đáy-Ninh Cơ, một dự án PMU này làm đại diện chủ đầu tư)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Ý tưởng một Ban quản lý dự án (PMU) giao thông phải “đá” được nhiều “sân” đã có từ thời Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa. Tức một PMU chuyên ngành về đường bộ có thể điều hành dự án đường sắt, và các PMU hàng hải, đường thủy thì có thể tham gia quản lý các dự án đường bộ…

5 năm trước, khi Bộ GTVT thực hiện cuộc sắp xếp về mặt tổ chức lớn chưa từng có trong lịch sử các PMU, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa khi đó đã đưa ra ý tưởng nói trên với PMU Thăng Long - thời điểm Ban này vừa hợp nhất với PMU1, sinh ra một bộ máy hàng trăm con người nhưng việc làm rất ít.

Giám đốc PMU Thăng Long - ông Dương Viết Roãn lúc bấy giờ đã tuyên bố sẽ tìm kiếm và mở rộng việc làm sang lĩnh vực quản lý dự án đầu tư ngoài đường bộ như là đường sắt và đường thủy nội địa…

Tuy nhiên, chủ trương này chưa kịp triển khai thì một thời gian sau đó, các PMU thuộc Bộ GTVT bắt đầu rải rác có việc làm trở lại. Đặc biệt, sau khi Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông chính thức khởi động, các PMU thuộc Bộ GTVT dường như bị “cuốn” theo đại công trường, với các hợp phần dự án thuộc tuyến đường bộ trị giá hơn 110 ngàn tỷ đồng.

Trên thực tế, chỉ 2 PMU chuyên ngành hàng hải và đường thủy là rơi vào cảnh trầm lắng vì ít dự án, thiếu việc làm.

Cụ thể, sau khi Dự án luồng sông Hậu giai đoạn 1 kết thúc, ở PMU Hàng hải vô cùng đìu hiu, thậm chí “chảy máu” chất xám nghiêm trọng, khi nhiều cán bộ kĩ sư lần lượt xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác khác.

PMU các dự án đường thủy cũng “đói” việc, nợ lương nhiều năm… vì ngoài Dự án kênh nối Đáy - Ninh cơ, Ban này chẳng có nhiều công trình để điều hành, triển khai sau thời điểm hợp nhất 2 PMU đường thủy phía Bắc, phía Nam từ Cục Đường thủy nội địa Việt Nam về trực thuộc Bộ GTVT.

Mãi tới đầu năm 2022, Bộ GTVT mới chính thức để “lính thủy đánh bộ” khi ra quyết định chuyển giao Dự án cải tạo, mở rộng QL2 (đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì) từ PMU2 về PMU các dự án đường thủy để thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, là gần thời điểm quyết định chuyển nhiệm vụ chủ đầu tư dự án này về PMU các dự án đường thủy, Bộ GTVT đã điều động 2 nhân sự từ nơi khác về PMU các dự án đường thủy làm Phó Giám đốc PMU này. Trong số đó có một Phó Giám đốc được luân chuyển từ PMU2, do vị này đã đủ 2 nhiệm kỳ và không thể tiếp tục ở lại PMU2.

Luồng sông Hậu là một trong số ít dự án, PMU Hàng hải được giao đại diện chủ đầu tư trong thời gian gần đây

Luồng sông Hậu là một trong số ít dự án, PMU Hàng hải được giao đại diện chủ đầu tư trong thời gian gần đây

Với quyết định điều chuyển Dự án QL2 nói trên, Bộ GTVT muốn san việc để từng bước tạo sự đa năng, chuyên nghiệp trong quản lý dự án cho các PMU thuộc Bộ hay vì điều người nên phải điều việc đi theo?

Trao đổi với PLVN xung quanh vấn đề này, ông Dương Thanh Hưng - Giám đốc PMU các dự án đường thủy - cho biết, Ban ông nhân lực có hạn, bấy lâu quen điều hành các dự án dưới nước nên giờ được Bộ bố trí các công trình “vừa sức”.

“Ở lĩnh vực đường bộ, chúng tôi chỉ được giao các công trình quy mô như một số tuyến tránh hoặc như Dự án nâng cấp QL2 sắp được triển khai thôi”, Giám đốc Hưng nói.

Được biết, Dự án nâng cấp QL2 vừa chuyển về PMU các dự án đường thủy là đường bộ cấp III đồng bằng, tổng mức đầu tư gần 800 tỷ từ ngân sách nhà nước, thuộc nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.