Lính săn ngầm trên tàu 09

Phút giải lao trên boong tàu
Phút giải lao trên boong tàu
(PLO) - Một trong những “cánh chim đầu đàn” của Lữ đoàn 171 Vùng 2 Hải quân phải nói đến là tàu 09 - con tàu được mệnh danh “cá kình trên mọi vùng biển, đảo”. 

Nhiều năm qua, cán bộ, chiến sĩ tàu 09 luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, đoàn kết một lòng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự quốc phòng, 5 năm liền đoạt danh hiệu “tàu huấn luyện giỏi”, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc

Tinh thần cao hơn sóng gió 

Theo tàu 09 đi bắn đạn thật trên biển, mới cảm nhận được nỗi vất vả, gian lao của những người lính tàu săn ngầm. Chỉ sau hai giờ hành trình huấn luyện trên biển, họ trở thành những pháo thủ thiện xạ, tai đeo ốp chống tiếng ồn, mắt căng thẳng quan sát mục tiêu, ôm súng canh gác trong sóng gió.

Trung tá Mai Ngọc Hợi - Chính trị viên tàu - chia sẻ: “Trong nhiều nghề thì đi biển là nghề cực nhọc nhất. Đã là lính biển thì phía trước là Tổ quốc, phía sau là hậu phương, bất kể điều kiện tình huống nào cũng phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.  Mỗi lần tàu xuất phát ra khơi, là được sống đúng nghĩa và cống hiến hết mình”.

Trước khi về tàu 09 thực tập, Thượng sĩ Ninh Thế Anh quê ở Ninh Bình đến từ Học viện Kỹ thuật Quân sự đã có 10 tháng học chuyên ngành Ngư lôi - khoa Vũ khí dưới nước, nhiều lần bơi biển ở Học viện Hải quân Nha Trang, nhưng lần đầu tiên theo tàu đi biển huấn luyện bắn đạn thật, vẫn không khỏi say sóng. Mặc dù bị sóng biển “quật” đến “bầm giập” thân thể nhưng anh vẫn cố gắng hết sức học hỏi tính năng, tác dụng, kỹ chiến thuật của vũ khí chống ngầm.

Thế Anh chia sẻ: “Đi biển mới hiểu được nỗi cực nhọc của lính biển. Mỗi lúc sóng to, gió lớn, chúng tôi phải gồng mình, sức chịu đựng vượt quá giới hạn. Có nhiều đêm ôm súng đứng gác trên mũi tàu 3 giờ liên tục trong mưa biển, nhớ đất liền cồn cào, hình ảnh bố mẹ già ở quê hiện lên trong tâm tưởng. Nhưng cũng chính gian khổ ấy đã rèn luyện tôi trưởng thành và yêu quí biển, đảo nhiều hơn. Những kiến thức học ở tàu 09 suốt thời gian thực tập, là hành trang để tôi vận dụng vào bài thi tốt nghiệp. Ra trường tôi sẽ tình nguyện về Hải quân và tiếp tục đi biển”.

Còn Trung sĩ Trịnh Xuân Nam - chiến sĩ pháo tàu - thì khẳng định: “Sướng, lạ vì biển đẹp” khi tôi hỏi “cảm giác đi biển thế nào?”. Trước khi về tàu 09 công tác, Nam chỉ quen với đồi núi, nương rẫy và làm bạn với rừng già ở cao nguyên Đắk Lắk.

Khi được xuống biển khoác áo hải quân vẫy vùng cùng sóng nước, Nam như được sống với bản năng yêu biển của mình. Bởi vậy trong thời gian ở tàu săn ngầm, ngoài nhiệm vụ chuyên môn của chiến sĩ pháo tàu, Nam còn trau dồi kiến thức hàng hải tàu biển, đặc biệt là tinh thần làm việc hăng say, sức chịu đựng dẻo dai, bản lĩnh, tác phong khoa học của lính biển. Tất cả những điều đó là hành trang quí báu để sau rời quân ngũ Nam cống hiến phục vụ cho xã hội

Tàu 09 bắn đạn thật trên biển
Tàu 09 bắn đạn thật trên biển

Tự hào lính biển

Những ngày này, cán bộ chiến sĩ tàu săn ngầm 09 đang dấy lên phong trào thi đua sôi nổi. “Mỗi người làm một bằng hai, huấn luyện tốt, kỷ luật nghiêm, nền nếp chính quy tốt” lập thành tích cao nhất chào mừng 50 năm ngày thành lập Lữ đoàn 171 Hải quân anh hùng.

Hơn ba năm gắn bó với tàu là ngần ấy thời gian Trung úy - trưởng ngành Hàng hải Lê Quang Duy vật lộn với sóng gió. Anh luôn tự hào được khoác trên mình màu áo hải quân. “Sĩ quan hàng hải là người dẫn đường cho con tàu đi tới. Để con tàu đi đúng hướng, quan sát đúng mục tiêu, đòi hỏi phải trực liên tục bên hải đồ, phải biết điều khiển tàu “gối sóng, đạp gió” trong điều kiện sóng to, gió lớn. Giữa biển khơi, chỉ cần sơ suất một ly là đi một dặm. Bởi vậy vào vị trí tác nghiệp hải đồ là vào vị trí chiến đấu” - Duy chia sẻ

Là “lính cựu” của tàu 09, Trung sĩ Lưu Văn Hiếu - chiến sĩ ngành Pháo tàu - luôn tự hào, vinh dự được làm lính tàu săn ngầm bởi chính nơi này đã rèn luyện Hiếu từ một thanh niên quê nghèo xứ Nghệ thành một người lính có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn và tác phong làm chủ cuộc sống. Hơn một năm đồng cam cộng khổ cùng đồng đội, ngoài hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, điều mà Hiếu trân trọng, tự hào nhất là được cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc.

Trước khi tạm biệt con tàu và đồng đội thân yêu về đời thường, Hiếu xúc động xin ôm từng đồng đội: “Những ngày làm nhiệm vụ ở tàu săn ngầm là quãng thời gian đẹp đẽ nhất trong đời tôi. Tới đây tôi sẽ xuất ngũ, nhưng những gì tôi huấn luyện, rèn luyện, học tập ở tàu là hành trang để tôi tạo dựng nghề nghiệp sau này. Dù ở cương vị nào, tôi cũng luôn tự hào vì mình đã làm tròn nghĩa vụ với Tổ quốc”. 

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...