Lính Mỹ thảm sát đồng đội, bốn người chết

Gia đình quân nhân hay tin vụ xả súng đã tập trung trước căn cứ Fort Hood chờ tin  tức người thân. Ảnh: AP
Gia đình quân nhân hay tin vụ xả súng đã tập trung trước căn cứ Fort Hood chờ tin tức người thân. Ảnh: AP
(PLO) - Nước Mỹ lên cơn sốc trước thông tin về vụ xả súng bắn đồng đội xảy ra tại căn cứ Fort Hood ở bang Texas lúc 4 giờ chiều ngày 2/4 (giờ địa phương). Ba binh sĩ thiệt mạng, 16 binh sĩ bị thương. Hung thủ là một binh sĩ trong căn cứ đã quay đầu súng tự sát.
Cuộc thảm sát trong 15 phút 
Theo Reuters, tại cuộc họp báo sau vụ xả súng, Tướng Mark Milley - Chỉ huy trưởng căn cứ Fort Hood thông báo hung thủ gây án ở hai hiện trường gồm Lữ đoàn quân y và Tiểu đoàn vận tải. Thời gian gây án khoảng 15 phút. 
Hung thủ bước vào phòng và nổ súng, sau đó ra xe ô tô lái đến địa điểm thứ hai rồi nổ súng tiếp. Quân cảnh nhanh chóng có mặt truy đuổi hung thủ đến bãi đậu xe thì hung thủ tự sát. Vũ khí gây án là một khẩu súng lục Smith & Wesson được hung thủ mua trong cửa hàng gần căn cứ.
Tướng Mark Milley không nêu họ tên và cấp bậc của hung thủ mà chỉ nói hung thủ làm việc trong đơn vị hậu cần và đã có gia đình. Hung thủ được điều đến Iraq phục vụ bốn tháng vào năm 2011, sau đó phải đi điều trị vì mắc chứng suy nhược tâm thần cùng nhiều triệu chứng khác về rối loạn tâm lý và tâm thần kinh. Tháng 2 vừa qua, hung thủ được thuyên chuyển về căn cứ Fort Hood.
Báo Le Monde (Pháp) đưa tin Tổng thống Obama tuyên bố rất đau lòng vì vụ xả súng đã khơi lại nỗi đau xảy ra ở căn cứ Fort Hood năm năm về trước. Ông nói: “Chúng ta không biết điều gì xảy ra nhưng đương nhiên cảm giác an toàn một lần nữa lại bị phá vỡ. Chúng ta phải làm rõ điều gì xảy ra”.
Hung thủ là Thiếu tá từng mang án tử hình
Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel tuyên bố từ Hawaii: “Khi xảy ra thảm kịch như vậy trong các căn cứ của chúng ta thì rõ ràng có điều gì đó trục trặc rồi”.
Fort Hood là căn cứ quân sự lớn nhất nước Mỹ. Căn cứ này cung cấp binh lính cho hầu hết các cuộc chiến trên thế giới kể từ sau chiến tranh Việt Nam. Ngày 5/11/2009, một vụ xả súng bắn đồng đội đã từng xảy ra làm 13 người chết, 30 người bị thương. 
Hung thủ là Thiếu tá bác sĩ tâm thần Nidal Hasan 54 tuổi người gốc Jordan. Cuối tháng 8/2013, Nidal Hasan bị Tòa án quân sự kết án tử hình. Tòa nhận định bị cáo gây án vì mục tiêu thánh chiến. Vụ án đang trong quá trình kháng cáo. Từ hơn 50 năm nay, chưa có trường hợp quân nhân nào bị xử tử ở Mỹ.
Theo báo New York Times (Mỹ), hồi tháng 7/2011, binh sĩ Naser Jason Abdo 22 tuổi đã bị bắt khi đang âm mưu cho nổ bom tại một nhà hàng có đông đảo binh lính căn cứ Fort Hood lui tới. Trước đó, anh đã nhiều lần tranh cãi với đồng đội về chủ đề quân đội Mỹ triển khai ở Afghanistan.
Mặc dù Tướng Mark Milley cho rằng trong vụ xả súng ngày 2/4 không có yếu tố khủng bố nhưng cơ quan tình báo vẫn tiến hành điều tra. Động cơ gây án của hung thủ như thế nào và tại sao thảm kịch lại tiếp tục xảy ra là những vấn đề chưa có lời giải đáp. 
Hàng trăm ngàn binh sĩ Mỹ trở về từ các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan đã rơi vào các hội chứng chấn thương tâm thần nghiêm trọng, từ đó dẫn đến tự sát, ly hôn, bạo hành gia đình, phạm tội ác. Quân đội Mỹ đã thừa nhận vấn đề này từ nhiều năm nay.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.