Linh hoạt trong thực hiện nhiều nhiệm vụ cấp bách, quan trọng tại Hải Phòng

Các dự án trọng điểm kết nối giao thông đã được Hải Phòng chú trọng triển khai.
Các dự án trọng điểm kết nối giao thông đã được Hải Phòng chú trọng triển khai.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong những năm gần đây, môi trường đầu tư kinh doanh của Hải Phòng tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 vượt lên xếp vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố đạt vị trí cao nhất từ trước đến nay. 

Hải Phòng lần đầu tiên bứt phá lên ngôi vị quán quân về Chỉ số cải cách hành chính năm 2021... Nhiều nhiệm vụ cấp bách, quan trọng đã được TP triển khai linh hoạt được Trung ương ghi nhận, đánh giá cao…

Dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng cho biết, trong thời gian qua, kinh tế TP tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 12,32% so với cùng kỳ, gấp khoảng 1,5 lần bình quân chung cả nước, thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế. Hải Phòng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số trong 07 năm liên tục (từ năm 2015 đến nay).

TP đã triển khai đồng bộ hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 theo phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19” kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển KT - XH TP.

Năm 2022, Hải Phòng có 14/19 chỉ tiêu KT - XH đạt và vượt mục tiêu kế hoạch HĐND TP giao (đạt tỷ lệ 73,68%); có 5/19 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra (đạt tỷ lệ 26,32%). Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tiếp tục có sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Nhiều dự án, công trình giao thông quan trọng trên địa bàn TP đã được khởi công góp phần nâng tầm vị thế và mở đường phát triển cho nhiều lĩnh vực KT – TP trong TP. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường tiếp tục được quan tâm; an sinh xã hội được bảo đảm. Tình hình chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn được giữ vững...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Hải Phòng còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, vượt ngoài khả năng dự báo. Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số trong 7 năm liên tục, nhưng hai năm 2021 - 2022 TP đều chưa hoàn thành mục tiêu đề ra và chưa đảm bảo theo mục tiêu phát triển KT - XH 5 năm 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVI.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng nhấn mạnh, để duy trì đà tăng trưởng phát triển KT – XH, năm 2023, Hải Phòng tiếp tục lấy Chủ đề năm: “Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị - Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số”, với mục tiêu tăng tốc đổi mới, cơ cấu lại, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh, khả năng chống chịu và thích ứng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế TP.

Kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh. Quyết liệt chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực, tăng tốc thực hiện các giải pháp đột phá về xây dựng, phát triển, hiện đại hóa đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch và hạ tầng số. Tiếp tục thu hút, tạo mọi điều kiện để triển khai các động lực mới cho phát triển kinh tế TP…

Trong thời gian tới, TP sẽ tập trung, đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số mạnh mẽ. Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong tình hình mới…

Cầu Dinh nối huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) với thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, qua sông Kinh Thầy.

Cầu Dinh nối huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) với thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, qua sông Kinh Thầy.

Chú trọng 9 nhóm nhiệm vụ phát triển KT-XH

Theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng, dự báo về tình hình phát triển KT – XH trong năm 2023 sẽ có nhiều diễn biến khó lường, kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng chậm lại; phát triển KT – XH trên địa bàn TP sẽ có những khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, TP đã xác định và đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đạt được các chỉ tiêu kinh tế đề ra, đó là: Tăng tốc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển 3 trụ cột chủ yếu: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại.

Theo dõi chặt chẽ, có phương án ứng phó hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, nhất là nguy cơ “dịch chồng dịch”. Thực hiện hiệu quả việc kiểm soát dịch bệnh trên quan điểm phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không để dịch bùng phát trở lại nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi, phát triển KT – XH.

Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Điều hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán HĐND TP giao, tạo nguồn lực phát triển TP.

Đẩy mạnh hoạt động của các Tổ công tác chống thất thu ngân sách nhà nước TP… Tập trung nguồn lực triển khai hoàn thành dứt điểm các công trình, các dự án trọng điểm, có sức lan tỏa rộng, tạo động lực cho phát triển KT – XH, tạo sức đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị; Xây dựng NTM kiểu mẫu. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số mạnh mẽ. Phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Kịp thời phát hiện và ngăn chặn tình trạng lợi dụng việc lập quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để hợp thức hóa các sai phạm, đầu cơ trục lợi, để đất hoang hóa, sử dụng đất lãng phí. Tiếp tục rà soát, xử lý các dự án có sử dụng đất, mặt nước chậm tiến độ, vi phạm pháp luật. Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025 của Hải Phòng…

Bên cạnh đó, TP sẽ chú trọng công tác đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực thi trách nhiệm giải trình, bảo đảm công khai, minh bạch… Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Một số chỉ tiêu kinh tế Hải Phòng năm 2023:

Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) tăng khoảng 12,7% - 13% so với năm 2022, trong đó: nhóm nông, lâm, thủy sản tăng 1,02%; nhóm công nghiệp, xây dựng tăng 15,9% - 16,2%; nhóm dịch vụ tăng 9,1% - 9,5%; thuế và trợ cấp sản phẩm tăng 10,8%.

GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt 8.150 USD. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 15%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt 46%; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 54,26%.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 116.442,134 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 42.500 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 190.000 tỷ đồng. Sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt 185 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 31 tỷ USD; Thu hút khách du lịch đạt trên 7,3 triệu lượt khách…

Xây dựng NTM: Hoàn thành xây dựng 35 xã NTM kiểu mẫu từ năm 2022 chuyển sang và triển khai xây dựng NTM kiểu mẫu tại 35 xã tiếp theo năm 2023; Tỷ trọng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) đóng góp tăng trưởng đạt 43%; Thu hút 2,0 đến 2,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.

Đọc thêm

Phát động gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo tại Thừa Thiên Huế

Trao sổ tiết kiệm cho các cơ quan, đơn vị tại lễ phát động.
(PLVN) - Chiều 24/4, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ phát động “Gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo” để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. Lễ phát động được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tại chi nhánh NHCSXH tỉnh và các điểm cầu Phòng giao dịch NHCSXH các huyện, thị xã.

Đầu tư 10km tuyến ống cấp nước sinh hoạt cho người dân U Minh Thượng

Đầu tư 10km tuyến ống cấp nước sinh hoạt cho người dân U Minh Thượng
(PLVN) - Ngày 24/4, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ Phát động Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024. Đồng thời, tiếp nhận tài trợ đầu tư 10km tuyến ống cấp nước sinh hoạt và 250 đồng hồ cho các hộ dân đang gặp khó khăn về nước sạch ở xã Vĩnh Hòa, huyện U Minh Thượng.

Hai tuyến đường đèo Prenn và Mimosa 'chia lửa' áp lực giao thông

Đèo Prenn được nâng cấp mở rộng góp phần giảm ùn tắc giao thông.
(PLVN) - Tùy thuộc tình hình giao thông thực tế, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) chủ động, linh hoạt điều tiết giữa 2 tuyến đường đèo dẫn vào trung tâm Đà Lạt là Prenn và đèo Mimosa để chống ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 này.

Nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm cựu chiến binh trong tình hình mới

Nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm cựu chiến binh trong tình hình mới
(PLVN) - Thông qua Hội nghị “Hội nghị thông tin tuyên truyền, định hướng tư tưởng cho cán bộ, hội viên cựu chiến binh năm 2024”, các cán bộ, hội viên Cựu chiến binh tỉnh định hướng được tư tưởng và nâng cao lòng yêu nước, yêu dân tộc; bồi dưỡng và phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Đẩy nhanh tiến độ để dự án Tân Tri - Nghinh Tường về đích sớm

Các đơn vị nhà thầu tập trung thi công hạng mục mặt đường bê tông xi măng đường Tân Tri - Nghinh Tường (Ảnh: Langson.gov)
(PLVN) - Dự án tuyến đường Tân Tri - Nghinh Tường (xã Tân Tri, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) có tổng mức đầu tư là 117 tỷ đồng. Các đơn vị thi công dự án đang tập trung nhân lực, phương tiện và triển khai linh hoạt phương án thi công để hoàn thành dự án vượt tiến độ.