Liệt dương vì dùng mật gấu

Nhiều địa phương nghiêm cấm cán bộ công nhân viên nhận quà biếu có nguồn gốc từ ĐVHD
Nhiều địa phương nghiêm cấm cán bộ công nhân viên nhận quà biếu có nguồn gốc từ ĐVHD
(PLO) - Sử dụng mật gấu để chữa bệnh là một thói quen của nhiều thầy thuốc Đông y và người dân. Không dễ gì từ bỏ thói quen này mặc dù đã có rất nhiều thông tin về việc sử dụng mật gấu có thể tử vong và số lượng gấu ngoài tự nhiên đang suy giảm nghiêm trọng. Để định hướng cho nhận thức về vấn đề sử dụng mật gấu cũng như bảo vệ sự tồn vong của loài gấu hoang dã, mới đây ngành Y tế đã vào cuộc. 

100% các mẫu mật gấu có chứa mầm bệnh viêm gan

Năm 2015, một nghiên cứu được tiến hành ở Bệnh viện Bộ Tư lệnh quân khu Thành Đô – Trung Quốc đã cho kết luận rằng trong mật gấu có nhiều thành phần độc hại với sức khỏe con người. Tiến sĩ Wang Shengxian, Trưởng khoa Bệnh lý của bệnh viện kết luật rằng 100% các mẫu mật gấu có chứa mầm bệnh viêm gan. Điều này cho thấy mật chiết xuất từ gấu có thể chứa cả mầm bệnh ung thư gan và các tế bào viêm có hại với sức khỏe con người. Trong thời gian khai thác mật, gấu cũng được tiêm một lượng lớn kháng sinh để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và đây được cho là nguyên nhân khiến trong mật gấu có dư lượng kháng sinh lớn.

Ở Việt Nam, cũng đã có thông tin rằng một số người đã phải đứng trước nguy cơ vô sinh vì suy giảm chất lượng tinh trùng sau khi dùng nhiều bài thuốc bổ dương có thành phần mật gấu. Hiện tượng này được Đông y giải thích là do “cực dương sinh ra cực âm”, vì dùng quá nhiều thuốc bổ dương sinh ra liệt dương.

Chia sẻ với báo chí bác sĩ Đông y Nguyễn Xuân Hướng – Hiệp hội Đông y Việt Nam cho biết mật gấu rất nóng và độc. Con gấu có thể uống hàng lít mật ong hay ăn hàng yến thịt sống trong khi con người không thể là bởi vì mật của gấu tiêu hóa tốt. Còn con người, nếu uống mật gấu vào, sẽ bị phá tế bào gan và thận, gây suy gan suy thận dẫn tới tử vong. Ngoài ra, mật gấu có đặc tính có thể làm tan huyết, tan vết bầm tím, tụ máu cho nên nếu uống mật gấu vào người, nó sẽ làm cho máu người lưu thông nhanh, khiến vỡ các mạch máu, gây chảy máu dạ dày, bục dạ dày và có khi tử vong.

Nước mắt của loài gấu

Tuy vậy, thói quen sử dụng mật gấu trong dân gian cũng như trong giới thầy thuốc Đông y không dễ gì bị phá bỏ. Cho dù rằng đằng sau thói quen đó là nước mắt của loài gấu. Năm 2015, Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia), Tổ chức Bảo tồn gấu (Free The Bears) và Trung tâm Môi trường và Phát triển nông thôn của Đại học Vinh đã tiến hành một dự án hợp tác khảo sát về thực trạng và sự phân bố của loài gấu ở Việt Nam.

Để phục vụ cho nghiên cứu này, 22 khu vực bảo tồn đã được lựa chọn làm địa điểm trọng tâm dựa trên lịch sử phân bố loài gấu, những dữ liệu vốn có về sự hiện diện của loài gấu, loại môi trường sống, khoảng cách từ khu dân cư đô thị lớn, khoảng cách từ các khu vực rừng lân cận và sự phân bố các địa điểm trên khắp Việt Nam.

Từ tháng 4/2015 đến tháng 1/2016, đơn vị thực hiện khảo sát là Đại học Vinh đã phỏng vấn 1.441 cá nhân ở 106 làng gần với 22 khu vực bảo tồn, kết quả chỉ ra rằng quần thể gấu đã bắt đầu suy giảm trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2005, do bị săn bắt và đánh bẫy. Đây cũng chính là giai đoạn mà ngành kinh doanh nuôi nhốt gấu lấy mật bùng nổ ở Việt Nam. 

Trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến năm 2005, số lượng gấu trong các trại nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam tăng hơn 10 lần, từ khoảng 400 cá thể gấu lên tới hơn 4.000. Các cá thể gấu trong các trại gấu chủ yếu là gấu đen châu Á, hay còn gọi là gấu ngựa, và thường xuyên bị trích hút mật đầy đau đớn và thiếu vệ sinh để làm thuốc y học cổ truyền. Báo cáo mới cũng công bố, hiện Việt Nam không có một khu bảo tồn nào được khảo sát có quần thể gấu khỏe mạnh. Số lượng gấu đã bị suy giảm nghiêm trọng, tuy rằng thỉnh thoảng vẫn có người dân báo nhìn thấy gấu trong vài năm gần đây. 

Bộ Y tế chính thức lên tiếng

Trước thực tế này, cùng với sự nỗ lực của các tổ chức bảo tồn gấu, tháng 9/2015 Tổ chức Động vật Châu Á và Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác chương trình hành động: “Hướng tới chấm dứt việc sử dụng mật gấu trong Đông y vào năm 2020” bằng cách sử dụng kết hợp 32 loại cây dược liệu để mang lại tác dụng như sử dụng mật gấu, nhằm chấm dứt việc sử dụng mật gấu trong Đông y và cùng chung tay bảo vệ loài gấu Việt Nam.

Tổ chức Động vật Châu Á và Hội Đông y Việt Nam hợp tác triển khai nhiều hoạt động nhằm giảm thiểu tối đa việc sử dụng mật gấu trong Đông y thông qua các hoạt động như: Nghiên cứu, xuất bản, và phát hành miễn phí cuốn sách “Những cây thuốc vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu”; phối hợp tuyên truyền giới thiệu, phổ biến cây thuốc, vị thuốc Đông y có tác dụng tương đồng với mật gấu.

Đầu tháng 5/2018, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền – Bộ Y tế đã có Công văn số 270/YDCT-QLD chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai các hoạt động quản lý, kiểm soát việc quảng cáo, buôn bán mật gấu và các sản phẩm động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp, quý, hiếm trái phép tại các cơ sở kinh doanh y dược cổ truyền tại địa phương. Chỉ đạo này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện quyết tâm của cơ quan quản lý đầu ngành trong nỗ lực chấm dứt hoàn toàn tình trạng quảng cáo, kinh doanh, buôn bán trái phép các sản phẩm ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm tại các cơ sở y dược cổ truyền trên cả nước.  

Trên tinh thần đó, ngày 27/4/2018, Sở Y tế Nghệ An đã có Công văn số 963/SYT-QLD, chỉ đạo các đơn vị tăng cường việc kiểm soát, quản lý, đặc biệt nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh thuốc y dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh buôn bán mật gấu, các sản phẩm từ gấu và các loài ĐVHD khác. Trong tháng 4/2018, UBND thành phố Đà Nẵng và Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản gửi đến các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, phường, xã…về việc tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ ĐVHD. Đặc biệt UBND yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cơ quan của thành phố tuyệt đối nói “không” với việc mua bán, sử dụng, tặng hay nhận quà biếu là các loài ĐVHD...

Hiện nay, theo ghi nhận của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên, có khoảng 900 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt tại hơn 250 cơ sở nuôi nhốt tư nhân trên khắp cả nước. Mặc dù gấu được bảo vệ ở cấp độ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế, tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, tình trạng buôn bán trái phép mật gấu và các sản phẩm từ gấu vẫn diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là tại các cơ sở chẩn trị và kinh doanh y dược cổ truyền. Vì thế, sự vào cuộc ở mức độ cao nhất của các ngành, các địa phương là rất cần thiết. 

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.