Liên tục tiếp nhận trẻ mắc bệnh lao, đâu là dấu hiệu cảnh báo?

Bệnh nhi đang điều trị lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương.
Bệnh nhi đang điều trị lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khi thấy trẻ có các triệu chứng như: ho kéo dài trên 2 tuần, đã đi khám, điều trị kháng sinh vẫn không đỡ; sốt kéo dài trên 2 tuần mà không tìm ra nguyên nhân; sút cân, không tăng cân liên tục trong 3 tháng gần nhất mà không có nguyên nhân gây sụt cân khác; mệt mỏi hơn bình thường, giảm chơi đùa, vận động hơn… cần đưa trẻ đi khám sàng lọc lao ngay.

Trẻ ho, sốt thất thường… đi khám phát hiện mắc lao

Lao trẻ em hiện nay đang là vấn đề được ưu tiên của Chương trình Chống lao Quốc gia với mục tiêu tăng cường phát hiện sớm các ca lao trẻ em, trẻ sẽ được điều trị sớm để giảm gánh nặng sức khỏe cho trẻ và gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, số trẻ em mắc lao mới mỗi năm ở nước ta chiếm khoảng 6% tổng số ca bệnh lao, tương đương với ít nhất 7.800 ca bệnh lao ở trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có 1.000-1.300 ca được báo cáo hàng năm ở trẻ em dưới 15 tuổi, chiếm dưới 20% (12,8 -16,7%) số ca lao trẻ em được ước tính, như vậy phần lớn bệnh nhân lao trẻ em trong cộng đồng chưa được phát hiện và chưa được điều trị.

Ghi nhận tại Khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương, hiện tại, đơn vị đang điều trị cho 4 bệnh nhi mắc lao điển hình. Trong đó có 3 trẻ dưới 5 tuổi và 1 trẻ 10 tuổi. Cả 4 trường hợp đều có những biểu hiện tương tự như: ho, sốt thất thường, không tăng cân, sút cân…

Bệnh nhân đầu tiên có tên M.P.L, 3 tuổi, trú tại Hà Giang. Cách vào viện 6 tháng, trẻ có biểu hiện ho, khò khè, ăn kém kèm viêm da chảy mủ vùng lưng, sốt thất thường, không rõ nhiệt độ, sút 3kg. Bệnh nhi được các bác sĩ chẩn đoán mắc lao toàn thể có bằng chứng vi khuẩn (lao kê, lao màng phổi, lao màng não, lao gan, lao lách), viêm phổi nặng, suy dinh dưỡng thể Marasmus.

Bệnh nhân thứ hai, có tên V.A.L, 2 tuổi, trú tại Hà Giang. Bệnh nhân có biểu hiện: ho húng hắng kéo dài, sốt thất thường cao nhất 39 độ C, ăn kém, không tăng cân, ở nhà không đi khám và chưa dùng thuốc gì. Khoảng 1 tháng trước vào viện, trẻ mệt hơn, ăn kém, ho tăng, ho có đờm, không khó thở, không tăng cân, bụng chướng tăng dần. Bệnh nhi được các bác sĩ chẩn đoán mắc lao kê, lao hạch ổ bụng có bằng chứng vi khuẩn lao, viêm phổi nặng, suy dinh dưỡng thể Marasmus.

Bệnh nhân thứ ba là bé T.H.D, 3 tuổi, trú tại Hà Tĩnh. Bệnh diễn biến khoảng 2 tháng trước, khởi đầu bệnh nhân sốt 38,5 độ C đến bệnh viện tỉnh khám chẩn đoán Cúm A, kê đơn thuốc dùng tại nhà sau đó làm lại test cúm âm tính, cách vào viện khoảng 4 ngày trẻ xuất hiện ho nhiều, không khó thở, kèm nôn ra thức ăn 2-3 lần/ngày, sốt thất thường về chiều tối, điều trị hạ sốt tại nhà đỡ ít, đại tiểu tiện bình thường.

Bệnh nhi được chuyển Bệnh viện Nhi Trung ương được chẩn đoán Viêm màng não nhiễm khuẩn điều trị kháng sinh, sau 12 ngày điều trị trẻ còn sốt dai dẳng 38,5 độ C, giảm tri giác, không ho, chụp MRI sọ não phát hiện giãn não thất, được xử trí đặt dẫn lưu não thất ngày 23/4 ra ngoài, sau đặt dẫn lưu trẻ sốt cao trở lại, xét nghiệm dịch não tủy có bằng chứng vi khuẩn lao. Bệnh nhân được chuyển Bệnh Phổi Trung ương ngày 25/4. Bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán mắc lao màng não có bằng chứng vi khuẩn di chứng giãn não thất đã phẫu thuật dẫn lưu não thất ra ngoài

Bệnh nhân thứ tư M.K.H, 10 tuổi, trú tại Thái Nguyên. 1 tháng trước, bệnh nhi có biểu hiện ho kéo dài, sốt thất thường, không gầy sút cân, dùng thuốc uống tại nhà không đỡ. 3 ngày trước vào viện nay sốt cao liên tục, ho húng hắng, có lẫn đờm, gần nhất cách 3h trước khi nhập viện, trẻ không khó thở, không đau ngực, mệt mỏi, ăn kém. Bệnh nhi được các bác sĩ chẩn đoán ho ra máu - lao phổi đa kháng thuốc.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Hằng: “Bệnh lao là bệnh lây qua đường hô hấp, nguồn lây là những bệnh nhân người lớn hoặc trẻ lớn mắc lao phổi. Vì vậy, việc đầu tiên muốn “thanh toán” bệnh lao là phải tạo thói quen cho người dân đi khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm; tuân thủ điều trị”.

Chia sẻ về những dấu hiệu điển hình nhận diện trẻ có nguy cơ mắc lao, bác sĩ Hằng cho hay, thứ nhất, khi phát hiện 1 người trong nhà mắc lao thì tất cả các thành viên trong gia đình phải đi khám sàng lọc lao. Thứ hai, cần đưa trẻ đi khám sàng lọc lao khi thấy trẻ có các triệu chứng: ho kéo dài trên 2 tuần, đã đi khám, điều trị kháng sinh vẫn không đỡ; sốt kéo dài trên 2 tuần mà không tìm ra nguyên nhân; sút cân, không tăng cân liên tục trong 3 tháng gần nhất mà không có nguyên nhân gây sụt cân khác; mệt mỏi hơn bình thường, giảm chơi đùa, vận động.

Bác sĩ Hằng nhấn mạnh, lao trẻ em không được phát hiện, điều trị kịp thời, điều đầu tiên là gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, chất lượng sống của trẻ và tài chính của gia đình. Một số trường hợp khác có thể từ lao phổi dẫn đến lao ngoài phổi, nặng nhất là lao màng não, khi đó có thể đe doạ đến tính mạng của trẻ.

Nhân dịp Quốc tế thiếu nhi (1/6), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tới thăm và tặng quà cho các bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương.

Nhân dịp Quốc tế thiếu nhi (1/6), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tới thăm và tặng quà cho các bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương.

Khó phát hiện lao ở trẻ em

Theo bác sĩ Hằng, lao ở trẻ em khó phát hiện hơn ở người lớn do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, do triệu chứng mắc lao ở trẻ em không điển hình. Cụ thể như lao phổi ở trẻ em có biểu hiện ho, thở khò khè, các bệnh lý hô hấp khác ở trẻ em cũng có biểu hiện tương tự. Như vậy, phản xạ đầu tiên của người nhà và nhân viên y tế sẽ thiên về các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp. Mặt khác, một phần ảnh hưởng bởi thói quen của người dân, khi con có biểu hiện bệnh hô hấp đến khám bác sĩ và uống thuốc nhưng không khỏi là đổi bác sĩ khác ngay thay vì tiếp tục điều trị theo bác sĩ ban đầu.

Thứ hai, về chẩn đoán lao, quan điểm trước đây, mọi người cho rằng phải tìm được vi khuẩn lao mới là mắc lao, tuy nhiên, ở trẻ em việc phát hiện vi khuẩn lao rất khó. Việc lấy mẫu bệnh phẩm cũng gặp khó khăn do độ tuổi ở các em còn nhỏ. Có nhiều trường hợp lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn lao ở trẻ em có kết quả âm tính, dẫn đến việc kết luận của bác sĩ là không có bệnh lao.

Thứ ba, các kỹ thuật chẩn đoán khác như: siêu âm, chụp MRI, chụp CT… đối với trẻ em cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi để thực hiện các kỹ thuật này cần phải đến các bệnh viện lớn, phải thực hiện gây mê. Do đó, để thực hiện các kỹ thuật cao như vậy ở trẻ em sẽ chậm hơn so với người lớn.

Thứ tư, hiện tại, trong tất cả các khuyến cáo về lao trẻ em trên thế giới và Việt Nam, việc chẩn đoán lao trẻ em đa số là chẩn đoán không có bằng chứng vi khuẩn lao. Việc đưa ra chẩn đoán không có bằng chứng vi khuẩn lao ở các tuyến cơ sở là rất thấp. Một phần nguyên nhân do cơ sở y tế, một phần nữa do người nhà bệnh nhân không chấp nhận kết quả chẩn đoán lao không có bằng chứng vi khuẩn lao, do vậy, bệnh nhi sẽ không được điều trị theo phác đồ của bệnh lao.

“Đây là những khó khăn không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Trên thế giới thống kê phát hiện khoảng 1/3 số ca trẻ em mắc lao, còn lại 2/3 số ca trẻ em mắc lao chưa được phát hiện. Riêng tại Khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương đã chẩn đoán và điều trị cho khoảng 250 – 300 ca lao trẻ em; có 27,6% tìm được bằng chứng vi khuẩn, trong đó nhiều bệnh nhân mắc các thể lao nặng đe dọa tính mạng như lao màng não, lao kê, lao kháng thuốc”, bác sĩ Hằng cho biết.

Mặc dù khó phát hiện, tuy nhiên, kết quả điều trị lao trẻ em tại khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương rất khả quan, với tỷ lệ thành công là 95,5%. Chính vì vậy, bác sĩ Hằng khuyến cáo: “Khi gia đình có người mắc lao hoặc trẻ có các biểu hiện như đã nêu trên, phụ huynh nên đưa con đi khám sàng lọc lao để được điều trị kịp thời”.

Đọc thêm

Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh phẫu thuật thành công 2 ca bệnh u bì, áp xe buồng trứng

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) thăm khám, phẫu thuật cho bệnh nhân.
(PLVN) - Cả hai bệnh nhân nữ được nhập viện trong tình trạng đau bụng hạ vị, vùng bụng dưới bị căng tức, sốt, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Sau khi được các bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh thăm khám và phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của cả hai bệnh nhân đều ổn định, các chỉ số sinh tồn đều tốt, ăn uống đi lại bình thường.

Tiêm vaccine COVID-19 giúp giảm nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng

Ảnh minh hoạ: health.harvard.edu.
(PLVN) - Biến chứng COVID-19 không chỉ gây tổn thương hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, não, phổi và đặc biệt là thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng ở những bệnh nhân phải nhập viện.

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.