Liên tiếp trẻ em bị tai nạn tại nhà phải cấp cứu

Phim chụp x-quang bé T.A bị ngiền nát ngón 2 do máy xay sinh tố. Ảnh: BVCC
Phim chụp x-quang bé T.A bị ngiền nát ngón 2 do máy xay sinh tố. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một bé gái 4 tuổi vô tình cho tay vào máy xay sinh tố đang hoạt động khiến 2 ngón tay đứt rời, còn bé trai 8 tháng tuổi bị ngã vào xô nước, suýt chết ngạt...

Cụ thể, mới đây bệnh nhi là cháu N.T.A (2018, Hà Nội) đã được các bác sĩ khoa Chấn thương Chi trên và Vi phẫu thuật, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện TWQĐ 108 phẫu thuật trả lại bàn tay lành lặn cho bé.

Theo thông tin từ người nhà, khi đang ép hoa quả, gia đình không để ý, vô tình cháu T.A. cho tay vào máy xay nên bị cuốn tay vào.

TS.BS Nguyễn Quang Vịnh, khoa Phẫu thuật Chi trên và Vi phẫu thuật, cho biết kết quả thăm khám xác định bệnh nhi vào viện giờ thứ 4 do bị máy nghiền hoa quả nghiền vào bàn tay phải. Sau tai nạn bệnh nhi bị đứt gần rời ngón 2 tay phải (ngón 2 tay phải chỉ còn dính lại gân gấp), phần ngón đứt gần rời lủng lẳng, trắng bệch do không được cấp máu.

Các bác sĩ phải kết lại xương, khâu nối gân duỗi, nối thần kinh và đặc biệt là phải nối lại mạch máu (gồm các động mạch và tĩnh mạch) để cung cấp lại máu cho ngón tay. Do kích thước mạch máu ở trẻ em rất nhỏ, tổn thương lại do máy nghiền, bầm giập nhiều nên việc trồng lại ngón tay cho bệnh nhi là rất khó khăn.

Ngoài ra vấn đề gây mê trên bệnh nhi để phẫu thuật kéo dài, dùng thuốc chống đông sau phẫu thuật, chăm sóc, thay băng sau mổ... cũng là những khó khăn mà chúng tôi phải đề cập đến trước khi tiến hành phẫu thuật, Tiến sĩ Nguyễn Quang Vịnh cho biết. Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhi vết thương khô, ngón tay 2 hồng hào.

Hiện cháu bé đang được theo dõi điều trị đặc biệt tại bệnh viện. Ảnh: BVCC

Hiện cháu bé đang được theo dõi điều trị đặc biệt tại bệnh viện. Ảnh: BVCC

Trường hợp thứ hai là bé trai H.V.S. (SN 2021, trú ở phường Đồng Phú, TP Đồng Hới) được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng nguy kịch, tím tái toàn thân, ngừng tim, ngừng thở.

Ngay sau đó, các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu hồi sức tim, phổi cho cháu. Chừng 30 phút sau, cháu bé đã có nhịp tim trở lại; bé được chuyển lên Đơn nguyên hồi sức tích cực và chống độc nhi sơ sinh điều trị tiếp.

Sau hơn một ngày điều trị tích cực, hiện tại sức khỏe của bé đã qua cơn nguy kịch, đã cai được máy thở và tự thở được. Tuy nhiên, cháu bé đang được theo dõi điều trị đặc biệt.

Người nhà cháu bé kể lại, trong lúc ông ngoại đang chuẩn bị nước tắm cho bé nhưng quay vào bếp, khi quay vào thì thấy bé lộn nhào vào xô nước nên đưa cháu đi cấp cứu tại bệnh viện.

Các bác sĩ cho biết, đã có rất nhiều trường hợp trẻ em bị cắm đầu vào chậu, xô nước đặt trong nhà tắm hoặc trong nhà vệ sinh. Khi trẻ cắm đầu vào không thể tự thoát ra được dẫn tới ngạt nước, tử vong.

Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp các bé bị tai nạn thương tích. Theo các bác sĩ, tai nạn thường gặp nhất ở trẻ em là: bỏng, ngộ độc, gãy tay chân, té ngã gây chấn thương, tai nạn giao thông, đuối nước...

Mỗi ngày, khoa Chấn thương Chi trên và Vi phẫu thuật, Bệnh viện TWQĐ 108 tiếp nhận hàng chục ca gặp tai nạn sinh hoạt. Theo TS.BS Nguyễn Quang Vịnh, trẻ nhỏ thường hiếu động, thích tò mò, chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn, thương tích. Do đó, người dân cần cẩn trọng, có các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng các thiết bị gia đình.

Nếu không may trẻ nhỏ gặp tai nạn, gia đình cần sơ cứu nạn nhân và nhanh chóng đưa đến cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa gần nhất để được cấp cứu, xử trí kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.