Liên tiếp ngộ độc nấm bởi người dân khó phân biệt nấm lành hay nấm độc

Hình dáng bên ngoài rất khó để phân biệt giữa nấm lành và nấm độc (Ảnh minh họa)
Hình dáng bên ngoài rất khó để phân biệt giữa nấm lành và nấm độc (Ảnh minh họa)
(PLO) - Trên thế giới hiện có hơn 5.000 loại nấm, trong đó có khoảng hơn 100 loài nấm độc mà về hình dáng bề ngoài rất khó phân biệt giữa nấm lành (ăn được) và nấm độc gây chết người. 

Cùng với đó, cấp cứu và điều trị ngộ độc nấm rất tốn kém nhưng tỷ lệ tỷ vong rất cao, có không ít gia đình đã tử vong cả nhà sau khi ăn phải nấm độc. Do đó, theo khuyến cáo của bác sĩ, người dân chỉ nên ăn những loại nấm được nuôi trồng, đã biết chắc chắn chủng loại nấm, nguồn gốc nấm, đảm bảo là ăn được mà không bị ngộ độc.

Những thảm cảnh đau lòng từ ngộ độc nấm

Theo các bác sĩ, mùa xuân với thời tiết ấm, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm phát triển và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm. Với tập quán đi rừng, bà con vùng núi thường hái rau quả trên rừng về ăn, trong đó có nấm mọc dại. Giai đoạn tháng 4, tháng 5 hàng năm thường có nhiều người ngộ độc nấm nhập viện cấp cứu chính vì lý do này.

Mặc dù trong những năm qua, các bác sĩ đã lên tiếng cảnh báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng rất nhiều lần, song thông tin đến bà con vùng xa vẫn rất khó khăn, họ hầu như ít hoặc chưa hề được tiếp cận thông tin về các loại nấm gây độc. Với tập quán đi rừng hái rau, nấm về ăn, bà con vẫn liên tục hái phải nấm hoang dại, có độc, nên khi ăn thường cả gia đình đều bị ngộ độc. Có những hậu quả hết sức đau lòng, hơn một nửa gia đình hoặc thậm chí gần như cả nhà bị chết vì ngộ độc nấm. 

Trong những năm liên tiếp gần đây nhất, vào năm 2014, có 1 vụ ngộ độc nấm gồm 14 bệnh nhân, thì có tới 12 người tử vong,... Các năm 2015, 2016, 2017 vẫn thường có các ca tử vong do ăn nấm độc. Đáng thương nhất là vụ một gia đình ở Hòa Bình có 5 người cùng ăn nấm thì chỉ cứu được 3 người do bệnh nhân nhập viện cấp cứu quá muộn.

Mới đây nhất, ngày 28/3/2018 tại thôn Khâu Mèng thuộc xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, ông Sùng Diêu Hồng (sinh năm 1966) là chủ hộ đi hái nấm về nấu ăn sáng cho cả gia đình cùng ăn. Bữa ăn sáng gồm 4 người, rất may còn một số người trong gia đình nhờ vắng mặt trong bữa ăn đó nên đã thoát chết.

Đến khoảng 15 giờ cùng ngày (khoảng 8 giờ sau ăn) cả 4 người xuất hiện dấu hiệu nôn, đau bụng, chóng mặt, tiêu chảy toàn nước giống như bị tả. Khoảng 23 giờ 30 ngày 28/3, anh em trong gia đình đã đưa cả 4 nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang. Do nhiễm độc quá nặng nên 3 thành viên trong gia đình đã tử vong, còn ông Hồng có diễn tiến nguy kịch nên được chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Theo BS. Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân Sùng Diêu Hồng được chuyển đến Trung tâm vào ngày thứ 5 sau khi ăn nấm độc, trong tình trạng còn đau bụng, huyết áp, mạch ổn định, tuy nhiên xét nghiệm vẫn có rối loạn cô đặc máu, men gan tăng cao. Bên cạnh việc điều trị tích cực cho bệnh nhân, Trung tâm Chống độc cũng phối hợp với Khoa Thăm dò chức năng làm thủ thuật dẫn lưu mật mũi với mục tiêu để thải trừ trực tiếp chất độc từ gan qua ống mật chủ ra ngoài. Đây làm một thủ thuật rất mới có nhiều ý nghĩa trong điều trị thải độc được các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai ứng dụng - hy vọng góp phần cứu sống bệnh nhân. Hiện bệnh nhân tỉnh táo, có thể tiếp xúc được, xong theo các bác sĩ, đến giờ vẫn chưa thể khẳng định được bệnh nhân có hoàn toàn ổn định hay không.

Tỷ lệ tử vong do ngộ độc nấm trên 50%

Hiện nay, điều đáng lo ngại là người dân vẫn còn một số quan niệm không đúng về nấm độc. Nhiều người cho rằng, nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ nhưng thực tế loại nấm độc nhất có thể có màu trắng, vẻ lành tính, giống như nấm thường và khi ăn lại ngon. Nhiều người cũng cho rằng, nấm bị sâu, bọ ăn là nấm không độc nhưng thực tế tất cả loại nấm độc đều bị kiến, ốc sên, sâu bọ ăn. Việc thử cho động vật (gà, chó...) ăn trước, nếu động vật không sao đồng nghĩa với việc nấm đó không độc nhưng việc thử đó là không thực tế vì cần phải mất vài ngày để theo dõi, trong khi đó con người ăn vào vẫn có thể bị ngộ độc.

Ths. BS. Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời điểm cuối xuân - đầu hè, bắt đầu vào mùa nấm phát triển nhiều, hay xảy ra ngộ độc nấm. Không thể phân biệt nấm lành hay nấm độc nếu chỉ dựa vào hình dạng, màu sắc nên bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên hái nấm hoang dại để ăn. Hiện nay có rất nhiều chủng loại nấm, nhiều loại có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon; có loại còn được dùng như là thuốc bổ “thần dược”.

Tuy nhiên cũng có không ít loài nấm độc gây chết người nếu ăn phải. Trên thế giới hiện có hơn 5.000 loại nấm, trong đó có khoảng hơn 100 loài nấm độc mà về hình dáng bề ngoài rất khó phân biệt giữa nấm lành (ăn được) và nấm độc gây chết người. Cấp cứu và điều trị ngộ độc nấm rất tốn kém nhưng tỷ lệ tỷ vong rất cao (trên 50%), có những gia đình đã tử vong cả nhà sau khi ăn phải nấm độc.

Do vậy, để đảm bảo an toàn, người dân chỉ nên ăn những loại nấm được nuôi trồng, đã biết chắc chắn chủng loại nấm, nguồn gốc nấm, đảm bảo là ăn được mà không bị ngộ độc. Hoàn toàn không nên và không thể dựa vào hình thái, màu sắc cây nấm để phân biệt nấm lành hay nấm độc, càng không nên ăn thử để khám phá.

Các loại nấm độc kể cả sau khi đun nấu ở nhiệt độ 2000C, độc tố vẫn bền vững không bị phá hủy. Bản thân đã từng ăn nấm mọc hoang không bị ngộ độc cũng không có nghĩa là sẽ không sao nếu ăn tiếp. Động vật ăn thử không bị ngộ độc nhưng khi con người ăn vào vẫn có thể bị ngộ độc như thường. Còn trường hợp chẳng may ăn phải nấm nghi độc, nên gây nôn bằng cách lấy bàn chải đánh răng chà sâu bề mặt lưỡi, sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. 

Đọc thêm

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.

Chủ động đối phó dịch bệnh mới nổi, tái nổi

Cả nước đối mặt với sự gia tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết tại các thành phố lớn thời gian qua. (Ảnh: VNVC).
(PLVN) - Thế giới đang đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái bùng phát. Những căn bệnh này xuất phát từ mối tương tác giữa con người, động vật và hệ sinh thái, không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội. Việt Nam, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới và nền kinh tế đang phát triển, cũng không nằm ngoài nguy cơ này.

Thầy thuốc trẻ tình nguyện thời số hóa

Chương trình khám sức khỏe miễn phí tại lễ mít tinh. (Ảnh : B.Anh)
(PLVN) - Chương trình “Tiếp cận y tế toàn diện” là sáng kiến không chỉ thể hiện khát vọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe mà còn khẳng định vai trò trung tâm của thế hệ trẻ. Đặc biệt là các thầy thuốc trẻ, trong sự nghiệp phát triển bền vững của ngành Y tế Việt Nam.

Ẩn họa khôn lường tình trạng thanh, thiếu niên tự chế pháo

Học sinh bị tổn thương thể chất nghiêm trọng do pháo tự chế. (Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy)
(PLVN) - Thời gian gần đây, các bệnh viện trên cả nước liên tiếp ghi nhận những vụ tai nạn thương tâm liên quan đến pháo tự chế. Trong số đó, nhiều vụ tai nạn xảy ra do học sinh, thanh, thiếu niên mua nguyên vật liệu và tự chế tạo pháo nổ theo các video hướng dẫn trên mạng xã hội.