Năm học mới cận kề khiến hàng trăm phụ huynh và 220 sinh viên của lớp ĐH Kinh tế-Luật tại huyện miền núi Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, lo lắng không biết số phận lớp học sẽ ra sao.
Ngày 20-11-2009, Trường ĐH Mở TPHCM (do ông Nguyễn Thuấn, phó hiệu trưởng, làm đại diện) ký hợp đồng liên kết đào tạo hệ ĐH từ xa với Trung tâm Dạy nghề huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận (do ông Lê Tịnh Thành, giám đốc trung tâm, làm đại diện).
Học và thi ngay “sân nhà”
Theo hợp đồng nói trên, hai bên (thực chất là giữa Trung tâm Đào tạo từ xa của Trường ĐH Mở TPHCM với Trung tâm Dạy nghề huyện Tánh Linh- HGT), sẽ liên kết mở lớp đào tạo kinh tế-luật tại thôn Lạc Hưng, thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, với sự phân công: Trường ĐH Mở TPHCM bảo đảm tính pháp lý của việc mở ngành đào tạo; thông báo chiêu sinh; chịu trách nhiệm nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo; bố trí giảng viên; tổ chức kiểm tra, thi và cấp bằng tốt nghiệp.
Ngày 20-11-2009, Trường ĐH Mở TPHCM (do ông Nguyễn Thuấn, phó hiệu trưởng, làm đại diện) ký hợp đồng liên kết đào tạo hệ ĐH từ xa với Trung tâm Dạy nghề huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận (do ông Lê Tịnh Thành, giám đốc trung tâm, làm đại diện).
Học và thi ngay “sân nhà”
Theo hợp đồng nói trên, hai bên (thực chất là giữa Trung tâm Đào tạo từ xa của Trường ĐH Mở TPHCM với Trung tâm Dạy nghề huyện Tánh Linh- HGT), sẽ liên kết mở lớp đào tạo kinh tế-luật tại thôn Lạc Hưng, thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, với sự phân công: Trường ĐH Mở TPHCM bảo đảm tính pháp lý của việc mở ngành đào tạo; thông báo chiêu sinh; chịu trách nhiệm nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo; bố trí giảng viên; tổ chức kiểm tra, thi và cấp bằng tốt nghiệp.
Hợp đồng liên kết đào tạo hệ ĐH từ xa của Trường ĐH Mở TPHCM với Trung tâm Dạy nghề huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Bảo Kiếm |
Phía Trung tâm Dạy nghề huyện Tánh Linh chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất; chiêu sinh, thu học phí và lệ phí; phối hợp tổ chức kiểm tra và thi đánh giá kết quả học tập... Căn cứ vào hợp đồng này, việc chiêu sinh đã diễn ra một cách suôn sẻ và 220 sinh viên đã được xét tuyển vào học với mức đóng học phí 60.000 đồng/tín chỉ. Lớp học đã khai giảng từ ngày 24-10-2009 và toàn bộ sinh viên được bố trí thành một lớp, học tập trung vào các ngày nghỉ cuối tuần. Hàng trăm phụ huynh phấn khởi vô cùng vì không phải khốn khổ đi xa để thi cử mà con cái của họ vẫn được học ĐH gần ngay nhà, đầu ra tất nhiên là chẳng có gì khó khăn khi việc thi cử sẽ tổ chức ngay “sân nhà”. Cho đến khi chương trình học đã qua một học kỳ, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận mới phát hiện và ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra. Đoàn kiểm tra do Phó Chánh Thanh tra sở Bùi Thanh Trúc làm trưởng đoàn và có sự tham gia của đại diện Phòng PA25 (Công an tỉnh Bình Thuận). Hàng loạt vi phạm Mới đây, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận, ông Nguyễn Văn Hiến, đã ký kết luận về việc thanh tra. Theo đó, về điều kiện thực hiện liên kết đào tạo thì Trường ĐH Mở TPHCM không có văn bản của Bộ GD-ĐT về việc cho phép mở ngành đào tạo này và cũng không có văn bản của UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt nhu cầu đào tạo; trong hồ sơ liên kết đào tạo cũng không có tờ trình gửi Bộ GD-ĐT về việc mở lớp liên kết đào tạo, không có công văn đề nghị của UBND tỉnh Bình Thuận, bản sao hợp lệ các văn bản xác định về chỉ tiêu được phê duyệt, văn bản cho phép mở ngành đào tạo của Bộ GD-ĐT... Cùng với đó, mặc dù sinh viên đã học hết một học kỳ nhưng trong hồ sơ quản lý khóa đào tạo chỉ có bản fax từng đợt kế hoạch giảng dạy của Trường ĐH Mở TPHCM. Với những sai phạm nói trên, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận khẳng định việc Trường ĐH Mở TPHCM liên kết với Trung tâm Dạy nghề huyện Tánh Linh mở lớp đào tạo ĐH từ xa là trái với các quy định trong “Quy chế về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp theo hình thức giáo dục từ xa” (ban hành kèm theo Quyết định số 40/2003 của Bộ GD-ĐT). Cụ thể là không được Bộ GD-ĐT cho phép bằng văn bản; việc liên kết này cũng trái với quy chế mẫu của trung tâm dạy nghề (ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 14-5-2007 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH). Bởi Trung tâm Dạy nghề huyện Tánh Linh không phải là cơ sở có chức năng liên kết đào tạo hệ ĐH, dù là đào tạo ĐH từ xa. Chỉ là sơ suất? Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động về những sai phạm của chương trình liên kết đào tạo từ xa với Trung tâm Dạy nghề huyện Tánh Linh, ông Hồ Hữu Trí, Giám đốc Trung tâm Đào tạo từ xa của Trường ĐH Mở TPHCM, cho biết hiện chưa nhận được bất cứ công văn, văn bản nào của Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận về những vấn đề trên. Tuy nhiên, xét về tính pháp lý trên hợp đồng liên kết mở lớp đào tạo từ xa với Trung tâm Dạy nghề huyện Tánh Linh là chưa hợp lý, có sơ suất. Cũng theo ông Trí, sau khi sự việc xảy ra, Trường ĐH Mở TPHCM đã đăng ký chương trình liên kết này với Bộ GD-ĐT và lớp học vẫn sẽ duy trì việc học tập tại huyện Tánh Linh. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đã có văn bản đồng ý hay chưa thì ông Trí không nói rõ (?).
Theo Hoàng Gia Thanh
NLĐ
NLĐ