Liên Hợp quốc “đòi” Mỹ siết chặt kiểm soát súng đạn

Ở Mỹ, trẻ con, phụ nữ cũng có thể thử súng, hỏi mua súng dễ như... mua rau.
Ở Mỹ, trẻ con, phụ nữ cũng có thể thử súng, hỏi mua súng dễ như... mua rau.
(PLO) - Ngày 14/6, người đứng đầu Cao ủy Liên Hợp quốc (LHQ) về nhân quyền (UNHCHR) Zeid Ra’ad al-Hussein đã yêu cầu Mỹ áp dụng các biện pháp kiểm soát súng đạn nghiêm ngặt hơn sau khi xảy ra vụ thảm sát tại một hộp đêm dành cho người đồng tính nam ở Orlando, bang Florida hôm 12/6, làm 49 người thiệt mạng và 53 người khác bị thương.

Trong một thông báo, ông Zeid chỉ trích cái gọi là sự “tuyên truyền ủng hộ súng ống vô trách nhiệm” và đặt câu hỏi phải có bao nhiêu vụ xả súng giết người bừa bãi nữa ở Mỹ thì các nhà lập pháp mới chịu hành động.

Phải bảo vệ người dân

Ông Zeid nhấn mạnh: “Xã hội, nhất là các cộng đồng và những nhóm thiểu số yếu thế, những người đã phải gánh chịu những thành kiến ở nhiều nơi, phải trả giá đắt cho việc không đứng lên chống lại những người vận động hành lang (cho việc sử dụng súng đạn), cũng như không có những biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân trước tình trạng sử dụng súng đạn bừa bãi”.

Ông Zeid cho rằng, việc tiếp cận vũ khí dễ dàng “làm cho có rất ít khoảng cách giữa ý muốn giết người và hành động giết người” và thân nhân những người thiệt mạng vì hành vi xả súng bừa bãi muốn có các biện pháp kiểm soát súng đạn chặt chẽ hơn.

Cho đến nay, Mỹ là nước có tỷ lệ người dân sở hữu súng đạn cao nhất thế giới tính bình quân đầu người, kèm theo đó là tỷ lệ chết vì súng đạn cao nhất. Vụ việc ở thành phố Orlando là hồi chuông cảnh báo cấp thiết về tình trạng kiểm soát “vũ khí nóng” tại Mỹ cũng như những “lỗ hổng” trong các quy định hiện hành về sở hữu súng đạn.

Xả súng đã trở thành một vấn nạn nhức nhối trong xã hội Mỹ khi các vụ tấn công đẫm máu thường xuyên xảy ra tại các trường học, rạp  chiếu phim, thậm chí ngay cả các cơ sở quân sự của chính phủ, gây tâm lý bất an cho người dân.

Theo trang mạng chuyên theo dõi các vụ xả súng “shootingtracker.com”, tính đến nay, tại Mỹ đã xảy ra tổng cộng gần 400 vụ xả súng lớn tại hơn 220 địa điểm, cướp đi sinh mạng của hơn 500 người và làm hơn 1.300 người khác bị thương.

Như vậy, trung bình mỗi ngày có ít nhất một vụ xả súng diễn ra ở Mỹ. Dân số Mỹ hiện ở mức khoảng 315 triệu người, song có tới hơn 310 triệu khẩu súng đang được lưu hành trong xã hội mà không được kiểm soát. Các vụ xả súng liên tiếp tại Mỹ trong năm qua khiến dư luận tiếp tục đặt câu hỏi về vai trò và trách nhiệm của giới chức và các nhà lập pháp Mỹ trong việc kiểm soát súng đạn.

Phần lịch sử đẫm máu

Các chuyên gia phân tích cho rằng, súng đạn được coi là một phần của lịch sử và “văn hóa” Mỹ - đất nước của những người nhập cư, khai hoang những vùng đất mới. Tuy nhiên, nước Mỹ đã thay đổi rất nhiều trong hơn 200 năm qua và quyền sở hữu súng đạn đã và đang đi cùng tội ác. Việc dễ dàng sở hữu vũ khí cá nhân tại Mỹ khiến súng đạn trở thành phương tiện phạm tội của những phần tử cực đoan và vụ thảm sát ở thành phố Orlando là hệ quả mới nhất của tình trạng trên. 

Không dễ dàng để giới lập pháp Mỹ tìm được tiếng nói chung trong vấn đề kiểm soát súng đạn do ảnh hưởng của các nhóm lợi ích trong ngành công nghiệp súng đạn ở nước này vẫn rất lớn. Với doanh thu bán súng đạn lên tới khoảng 3,5 tỷ USD/năm thì các nhóm này khó có thể ủng hộ cho dự luật kiểm soát súng đạn. Kinh doanh vũ khí đang là một trong những ngành mang lại lợi nhuận khổng lồ và đây chính là lý do khiến các nhóm vận động hành lang ra sức lôi kéo lá phiếu của các nghị sĩ để bảo vệ lợi ích nhóm của họ.

Trên thực tế, ngay sau vụ thảm sát tại trường tiểu học ở bang Connecticut năm 2012 làm 26 người thiệt mạng, trong đó có 20 trẻ em, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã đề xuất dự luật cải cách cơ chế buôn bán và sở hữu súng đạn - căn nguyên dẫn tới việc liên tục xảy ra các vụ xả súng giết người vô tội ở Mỹ.

Tuy nhiên, bất chấp các nỗ lực của Nhà Trắng, Quốc hội Mỹ hiện vẫn chưa thông qua được dự luật về vấn đề này. Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng đây là thất vọng lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông từ năm 2009 tới nay.

Hồi đầu năm 2016, trong bài phát biểu quan trọng tại Nhà Trắng, Tổng thống B.Obama đã kêu gọi giới lập pháp Mỹ bỏ qua những bất đồng để có thể thông qua dự luật thắt chặt kiểm soát súng đạn. Vụ xả súng đẫm máu ở Orlando một lần nữa đòi hỏi giới lập pháp Mỹ phải có hành động cụ thể, không thể tiếp tục thờ ơ trước sinh mệnh của hàng nghìn người dân vô tội.

Thách thức cho Tổng thống kế nhiệm

Ngay sau vụ thảm sát tại Orlando, vấn đề kiểm soát súng đạn đã trở thành một trong những chủ đề chi phối chính sách đối nội và đối ngoại của các ứng cử viên tổng thống Mỹ. Hai gương mặt đại diện của hai đảng là cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton của đảng Dân chủ và tỷ phú Donald Trump của đảng Cộng hòa đã đưa ra những quan điểm trái ngược liên quan vụ việc gây chấn động nước Mỹ này. 

Với ứng cử viên Hillary Cliton của đảng Dân chủ, thảm kịch trên sẽ là cơ sở để bà chủ trương thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa dự luật kiểm soát súng đạn, hiện đang bế tắc tại Quốc hội. Các cử tri, vốn lo ngại vấn đề an toàn trước tình trạng sử dụng súng đạn bừa bãi hiện nay ở Mỹ, sẽ dành lá phiếu ủng hộ cho bà Clinton. 

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, giới chức an ninh Mỹ thừa nhận rằng có một số dấu hiệu cho thấy đối tượng nổ súng Omar Mateen đã “hành động như một phần tử Hồi giáo cực đoan”. Các thông tin thêm về thủ phạm như y từng bị điều tra vì có liên hệ với một kẻ đánh bom liều chết người Mỹ tại Syria - một thành viên mạng lưới khủng bố quốc tế al Qaeda.

Hay thậm chí, trước khi tiến hành vụ thảm sát, tên Mateen được cho là đã gọi điện cho 911 và tuyên bố trung thành với tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng khiến giới điều tra không loại trừ giả thuyết đây là vụ tấn công khủng bố và thủ phạm là “một con sói đơn độc”.

Nếu giả thuyết này được chứng minh, mức độ nguy hiểm của vụ xả súng sẽ vượt ra khỏi khuôn khổ kiểm soát súng đạn đơn thuần. Do vậy, một số chuyên gia cho rằng vụ xả súng “vô tình” đã mang lại lợi thế cho ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa, người chủ trương siết chặt các quy định về nhập cư và không che giấu thái độ kỳ thị tín đồ Hồi giáo, coi đây là căn nguyên cơ bản cho những quan ngại an ninh của nước Mỹ.

Từ những góc nhìn trên, vụ xả súng tại Orlando không chỉ là lời cảnh báo nghiêm khắc về vấn đề an ninh trong lòng nước Mỹ mà cũng là những thách thức lớn đối với chính quyền mới cho dù ứng cử viên nào trở thành tổng thống.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.