Liên hoan phim Đức tại Hải Phòng diễn ra từ 14 đến 18 - 5. Những bộ phim được chiếu tại các rạp ở Hải Phòng trong dịp này được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay phản ánh sinh động về nước Đức hiện tại, về tình yêu, cái chết, trách nhiệm và quê hương. Đến các rạp chiếu phim, công chúng yêu thích điện ảnh thành phố Cảng có cơ hội để cùng cười, cùng khóc và cùng mơ mộng.
Nằm trong khuôn khổ chương trình “Năm Đức ở Việt Nam” nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Đức Liên hoan phim Đức tại Hải Phòng do Viện Goethe Hà Nội phối hợp với Sở Ngoại vụ, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng Hải Phòng tổ chức. Liên hoan là cơ hội để công chúng Việt
Dưới sự chỉ đạo của đạo diễn đoạt giải Oscar Florian Gallenberger, bộ phim John Rabe (2009) dựng lại một câu chuyện hấp dẫn và cảm động về người anh hùng đầy mâu thuẫn John Rabe, anh được nhiều người ca ngợi như “Phật sống” tại Trung Quốc. Lấy bối cảnh thành phố Nam Kinh năm 1937, quân Nhật tấn công đúng vào buổi tối thương gia Đức John Rabe tổ chức bữa tiệc chia tay sau 30 năm ở Trung Quốc. Do vậy, Rabe đã cho vợ về châu Âu còn mình thì ở lại thành phố bị chiếm đóng. Cùng với một nhóm người nước ngoài, John Rabe lập ra một khu bảo vệ cho hàng trăm nghìn người, trong khi bên ngoài, quân Nhật tàn sát thường dân vô cùng tàn bạo. Do tình hình trở nên tồi tệ và Rabe phải chiến đấu để bảo vệ sinh mạng của hơn 200.000 người.
Bộ phim Krabat và cối xay phù thủy (2008) của đạo diễn Maro Kreuzpaintner được dựng từ cuốn tiểu thuyết thiếu nhi nổi tiếng cùng tên của nhà văn Otfried PreuBler lại đưa người xem trở về nước Đức của thế kỷ 17. Một giọng nói trong giấc mơ đã đưa cậu bé mồ côi Krabat đến với chiếc cối xay phù thủy đầy bí ẩn. Cậu được bác thợ cả truyền nghề xay và nghệ thuật phù phép. Tuy nhiên, cái giá phải trả là cứ hàng năm, một cậu học trò sẽ phải chết để cho thợ Cả được sống. Khi Krabat đem lòng yêu, cậu quyết định mạo hiểm cuộc sống của mình, bởi vì điều mà Thợ Cả sợ nhất là tình yêu. Krabat và cối xay phù thủy gặt hái thành công rực rỡ và ngoài các giải thưởng phụ, bộ phim được trao giải Điện ảnh của bang Bayern cho thể loại phim thiếu nhi.
Đề cập đến những uẩn khúc trong tình yêu, căn bệnh HIV\AIDS, thậm chí cái chết, 3 bộ phim Mùa hoa anh đào(2008) của đạo diễn Doris Dorrie, Lời dối trá và tình yêu (2009) của đạo diễn Alain Gsponer và Sống từng ngày (2010) của đạo diễn Detlev Buck là khúc ca về tình yêu do những đạo diễn trẻ tuổi thực hiện.
Theo bà Marina May, Trưởng Dự án nước Đức ở Việt Nam, cùng với triển lãm sách dịch Đức, Liên hoan phim Đức tại Hải Phòng là hoạt động thuộc chủ đề nghệ thuật, một trong 5 chủ đề lớn của “Năm Đức ở Việt Nam” nhằm thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Để quảng bá thông tin sự kiện, thu hút người xem, Ban tổ chức tiến hành họp báo, phát vé miễn phí tại rạp 1 - 5 tới đông đảo nhân dân, thậm chí có đội ngũ trao tận tay vé mời sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố đến tham dự./.
Tường Minh