Lịch sử Việt Nam qua cách làm mới của “vua ảnh cổ”

Lịch sử Việt Nam qua cách làm mới của “vua ảnh cổ”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong khi cộng đồng mạng xôn xao bàn tán về việc học lịch sử thì nhà sưu tầm Đoàn Bắc vẫn cần mẫn thực hiện tiếp sứ mệnh của mình theo lời di huấn của cha mình - tiếp tục kể lại những câu chuyện xưa qua ảnh.

Vẹn nguyên một đam mê

Đoàn Bắc là cái tên quen thuộc trong khá nhiều lĩnh vực như sưu tầm ảnh cổ, nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam, cả giới nhiếp ảnh và báo chí, những người yêu biển đảo Trường Sa. Dù vậy, tất cả đều xuất phát điểm từ tình yêu quê hương, đất nước và đam mê sáng tạo bằng hình ảnh (cả ảnh xưa lẫn ảnh mới).

Ai đã từng tiếp xúc với Đoàn Bắc từ khoảng hơn chục năm gần đây sẽ dễ dàng nhận ra một tình yêu quê hương, bản quán cực kỳ sâu nặng của anh. Bắt đầu từ tình yêu Hà Nội (quê gốc) tình yêu của anh lan ra cả đất nước Việt Nam, nhất là những nơi anh đã từng đặt chân qua những chuyến công tác ngắn hoặc dài ngày. Một trong những địa danh của Việt Nam gắn bó với “thương hiệu” của Đoàn Bắc nhất sau Hà Nội chính là quần đảo Trường Sa mà anh luôn coi như quê hương thứ hai của mình kể từ năm 2012.

Mỗi người có cách thể hiện tình yêu quê hương khác nhau. Còn với Đoàn Bắc, anh đã chọn cách thể hiện thông qua các bức ảnh xưa (sưu tầm lại) kết nối với những bức ảnh mới nhất (chủ yếu bằng ngôn ngữ báo chí) hoặc chia sẻ rộng rãi với cộng đồng thông qua các triển lãm ảnh ấn tượng gắn với những sự kiện truyền thông đầy ý nghĩa.

Chất Hà thành trong con người Đoàn Bắc thể hiện qua sự tỉ mỉ đến mức cầu toàn trong công việc, nhưng cũng rất phóng khoáng và sẵn sàng táo bạo đến mức không mấy ai ngờ tới. Bắt đầu từ ý tưởng phục chế gần 2.000 bức ảnh xưa về Hà Nội năm 2008-2010 để công bố đúng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đến chuỗi triển lãm hàng nghìn bức ảnh xưa của Việt Nam ở khắp nơi (trường học, đình làng, nhà hát lớn, carnival du lịch, hải đảo xa bờ,... và trên internet). Từ những phóng sự ảnh và truyền hình chưa có tiền lệ được thực hiện mới về Trường Sa đến những triển lãm ảnh quy tụ hàng nghìn bạn trẻ tham gia ở các trường phổ thông và đại học (từ Học viện Ngoại giao và Hà Nội đến Đà Nẵng, đảo Lý Sơn, đảo Phú Quốc và hàng chục chuyến tàu từ đất liền ra Trường Sa).

Nhiếp ảnh gia Đoàn Bắc.

Nhiếp ảnh gia Đoàn Bắc.

Trong giai đoạn giãn cách xã hội vì đại dịch COVID-19, Đoàn Bắc tiếp tục bùng nổ với những khóa đào tạo trực tuyến về sáng tạo hình ảnh (chụp ảnh, video) chỉ cần dùng bằng điện thoại thông minh. Mỗi khóa học ngắn chỉ vài buổi về từng chủ đề thân thuộc nhất như ẩm thực, chân dung, hoa lá, trẻ con đã giúp cho tinh thần của nhiều người và nhiều gia đình cảm thấy cuộc sống đỡ nhàm chán hoặc có ý nghĩa hơn. Những khóa học này đã thu hút mọi lứa tuổi, mọi trình độ học vấn ở cả trong và ngoài nước cùng tham gia rất nhiệt tình.

Những dự án sáng tạo mới

Sau buổi liên hoan nhỏ vào tháng 10/2020 kỷ niệm 10 năm ra mắt công chúng với bộ sưu tập ảnh “Ký ức Hà Nội xưa”, sự nghiệp của Đoàn Bắc đã bước sang những trang mới. Anh không còn đơn độc do đã có nhiều cộng sự và đồng nghiệp, công chúng luôn sát cánh cùng anh. Cũng từ thời điểm này, anh đã tự đổi mới mình thông qua đam mê áp dụng các công nghệ sáng tạo hình ảnh mới nhất của thế giới.

Các chủ đề ảnh được Đoàn Bắc lần lượt công bố cũng qua sự chọn lọc kỹ lưỡng hơn và đặc biệt nâng cao về chất lượng hình ảnh (độ phân giải cao, khổ in lớn) và đặc biệt là nội dung chú thích ảnh cùng với thông tin về nơi đang lưu trữ ảnh gốc xưa (cả ở trong và ngoài nước).

Với sự hợp tác mới cùng nhiếp ảnh gia Lê Bích vốn là nhà nghiên cứu lâu năm về văn hóa truyền thống, Đoàn Bắc đã có những triển lãm ảnh xưa & nay cả trực tiếp (offline) lẫn trực tuyến (online) bằng công nghệ thực tế ảo hoành tráng về Trung thu, Tết Nguyên đán năm 2021 (do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức) và mới nhất là hai trriển lãm ảnh nhân dịp 30/4 – 1/5/2022 tại Hà Nội (do Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức).

Trong các dự án mới này, triển lãm trưng bày 60 bức ảnh cổ 1875-1935 đã được số hóa về “Nhạc công và Âm nhạc cổ truyền Việt Nam” tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội (số 50 Đào Duy Anh từ 22/4 đến 21/5) đang thu hút sự quan tâm nhất của những người yêu âm nhạc Việt Nam. Cùng với triển lãm ảnh nghệ thuật “Việt Nam - Một dải yêu thương” tại bờ hồ Hoàn Kiếm cùng thời điểm (từ 22/4 đến 31/5/2022), Đoàn Bắc và các cộng sự cũng chính thức ra mắt thương hiệu “3G Cộng” cho nhóm hoạt động sáng tạo hình ảnh không giới hạn của mình.

Một số ảnh trong bộ ảnh.

Một số ảnh trong bộ ảnh.

Đoàn Bắc và Lê Bích cùng các nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà báo uy tín (đứng đầu là NSNA – Nhà báo Phạm Tiến Dũng) đã thành lập Nhóm tác giả và Studio 3G cùng trực thuộc Công ty TNHH Đào tạo trực tuyến 3G Cộng. Đây là nơi quy tụ những nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhiếp ảnh gia và các phóng viên ảnh chuyên nghiệp (không phân biệt tuổi tác, giới tính, lứa tuổi nơi cư trú) cùng với các công nghệ sáng tạo mới nhất thế giới để mang đến sự thưởng thức tối ưu nhất cho công chúng. Từng công đoạn như tìm kiếm và sưu tầm tư liệu, xử lý ảnh kỹ thuật số, in ấn, trưng bày đều do đội ngũ các cộng sự, đối tác rất chuyên nghiệp thực hiện.

Bộ ảnh đặc sắc và sự khởi đầu mới

Âm nhạc luôn là chủ đề văn hóa thu hút sự quan tâm và theo dõi thường xuyên nhất của công chúng mọi lứa tuổi, mọi thành phần trong xã hội. Cũng vì lý do này, Đoàn Bắc cùng các cộng sự đã âm thầm chuẩn bị suốt nhiều năm qua cho bộ ảnh cổ đầy giá trị này. Với mong muốn thông qua âm nhạc và tư liệu lịch sử về âm nhạc sẽ giúp truyền thụ cho công chúng hiểu hơn văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam. Có lẽ sẽ bắt đầu từ ảnh hưởng đối với công chúng của chính những ngôi sao trong làng âm nhạc Việt Nam đương đại thông qua việc trân trọng và quảng bá bộ ảnh ý nghĩa này.

Sớm nhận ra giá trị lan tỏa của bộ ảnh, Thành ủy TP Hà Nội và quận Hoàn Kiếm đã chỉ đạo Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ tổ chức trưng bày toàn bộ 60 bức ảnh (phiên bản đầu tiên) ngay trong dịp kỷ niệm 30/4 – 1/5/2022 dù các hình ảnh giới thiệu lịch sử từ năm 1875 – 1935 không chỉ của Hà Nội.

Ông Đoàn Bắc giới thiệu bộ ảnh với khách tham quan.

Ông Đoàn Bắc giới thiệu bộ ảnh với khách tham quan.

Chủ biên của bộ ảnh – Đoàn Bắc tâm sự: “Chúng tôi và Ban Tổ chức đã nỗ lực hết khả năng rồi, giờ chỉ còn chờ đợi tình cảm và sự đón nhận của công chúng bắt đầu từ các ngôi sao âm nhạc nổi tiếng thôi. Một lần ghé thăm triển lãm trong dịp từ 22/4 đến 21/5 hoặc trưng bày trân trọng vài bức ảnh (từ nguồn sưu tập chính gốc) tại nhiều nơi phù hợp chắc cũng không quá khó với các ngôi sao và người yêu âm nhạc cổ truyền Việt Nam”.

Từ là thạc sĩ - kiến trúc sư, nhà thiết kế đồ họa, nhà sưu tầm và nghiên cứu ảnh, phóng viên và nhiếp ảnh gia, nhưng sự tập trung số một của Đoàn Bắc bây giờ là công việc đào tạo để truyền thụ lại những gì tốt nhất mà mình đã biết và sẽ cập nhật thường xuyên cho các học viên – công chúng đủ mọi lứa tuổi. Anh vừa khởi nghiệp muộn màng ở tuổi 46 với Công ty TNHH Đào tạo trực tuyến 3G Cộng nhưng chắc chắn anh đang và sẽ không đi một mình.

Tin cùng chuyên mục

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Đọc thêm

Chuyện tình đẹp như mơ của “Đôi song ca miền thùy dương”

Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết được biết đến với mối tình thủy chung. (Nguồn: Thegioigiaitri)
(PLVN) - Vào thập niên 50, 60, cặp đôi danh ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết là một trong những “ngôi sao” của làng tân nhạc Việt Nam. Gần 60 năm bên nhau, cặp đôi Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết không chỉ ghi dấu trong lòng người hâm mộ bằng những câu hát rung động lòng người, mà còn bằng mối tình sắt son, thủy chung của cả hai.

Lời hồi đáp

Lời hồi đáp
(PLVN) - Có những khoảng trống không tên gợi lên nỗi nhớ nhung hoặc tôi cố gắng không nhồi nhét một cái tên vào đó. Vì chỉ cần định hình một cái tên thôi thì có nghĩa mình đã nhớ thương người ta đến mức nào...

“Bắt” người nghe phải nghe mình nói

 “Bắt” người nghe phải nghe mình nói
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Câu trả lời nằm ở sức mạnh của sự đơn giản. Một thông điệp đơn giản, rõ ràng không chỉ dễ nhớ, dễ tiếp cận mà còn làm nổi bật những điều bạn truyền tải. Nhưng vì sao đơn giản lại hiệu quả? Và làm cách nào để biến những ý tưởng phức tạp trở thành những thứ đơn giản, thu hút?

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Sắp 'đối đầu với tiền bối', HLV Kim Sang Sik nói gì?

HLV Kim Sang Sik cho rằng đội tuyển Việt Nam có cơ hội chiến thắng Indonesia (Ảnh: VFF)
(PLVN) - "Chúng tôi cũng có thời gian ở cùng phòng. Tôi luôn xem ông Shin là tiền bối. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Tôi mong chờ trận đấu ngày mai, khi cả hai cùng ở cương vị huấn luyện trưởng đội tuyển quốc gia và sẽ đối đầu nhau. Tôi sẽ gạt bỏ hết những suy nghĩ cá nhân để tập trung cho trận đấu”, HLV trưởng ĐT Việt Nam nói.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.