Liban trên bờ vực khủng hoảng

Thủ tướng Liban Saad al-Hariri đã bất ngờ từ chức đang khiến Liban tiến dần đến một cuộc khủng hoảng
Thủ tướng Liban Saad al-Hariri đã bất ngờ từ chức đang khiến Liban tiến dần đến một cuộc khủng hoảng
(PLO) - Thủ tướng Liban Saad al-Hariri đã bất ngờ từ chức với lý do "Iran gia tăng ảnh hưởng chính trị trong khu vực" và rằng có một âm mưu ám sát nhằm vào ông. 

Việc Thủ tướng Hariri từ chức khiến chính phủ liên minh tan vỡ và đẩy Liban vào một cuộc khủng hoảng chính trị mới, đưa nước này trở về chiến tuyến của một cuộc tranh đua giành ảnh hưởng khu vực giữa Saudi Arabia theo dòng Hồi giáo Sunni và Iran theo dòng Hồi giáo Shiite vốn đã làm chao đảo các nước như Syria, Iraq, Yemen và Bahrain.

Yêu cầu Thủ tướng về nước

Ngày 9/11/2017, Ngoại trưởng Liban Gebran Bassil đã yêu cầu đưa Thủ tướng nước này - ông Saad Hariri từ Saudi Arabia về nước, sau khi ông Hariri bất ngờ thông báo quyết định từ chức. Hiện Tổng thống Liban Michel Aoun vẫn chưa chấp nhận tuyên bố từ chức của ông Hariri và đang đợi người đứng đầu nội các Liban trở về trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Đảng Al-Moustaqbal (Tương lai) của ông Hariri cũng đưa ra tuyên bố nhấn mạnh sự trở về của ông Hariri là "tất yếu" và cần thiết đối với sự "tôn trọng toàn diện chủ quyền của Liban". 

Trước đó cùng ngày, một quan chức hàng đầu của Chính phủ Liban cho biết nước này tin rằng Saudi Arabia đang giam giữ ông Hariri và Liban đang có kế hoạch phối hợp với các nước nhằm đảm bảo việc hồi hương cho chính khách này. Ngay lập tức, Saudi Arabia đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng ông Saad al-Hariri đang bị giam giữ tại nước này, khẳng định Riyadh "vô can" trong việc chính khách Liban từ chức. 

Ngày 4/11, Thủ tướng Liban Hariri bất ngờ tuyên bố từ chức trong bài phát biểu được phát trực tiếp trên truyền hình từ thủ đô của Saudi Arabia, với lý do "Iran gia tăng ảnh hưởng chính trị trong khu vực" và rằng tính mạng của ông đang bị đe dọa. Diễn biến này đã đặt ra những hoài nghi về số phận của ông Hariri, người cũng có quốc tịch Saudi Arabia, vì quyết định từ chức của chính khách này trùng với sự kiện Saudi Arabia tiến hành bắt giữ hàng chục hoàng thân, bộ trưởng và các doanh nhân trong một chiến dịch chống tham nhũng.

Trong động thái phản ứng trước việc ông Hariri tuyên bố quyết định từ chức của mình là xuất phát từ việc "Iran gia tăng ảnh hưởng chính trị trong khu vực" và rằng tính mạng của ông đang bị đe dọa, quân đội Liban đã khẳng định không phát hiện ra bất kỳ kế hoạch ám sát nào ở Liban. Trong thông báo, quân đội nước này cho biết những thông tin có được qua các vụ bắt giữ và điều tra đều không cho thấy có bất kỳ kế hoạch ám sát nào tại nước này. 

Chủ tịch Quốc hội Liban Nabih Berri cho rằng việc Thủ tướng Hariri tuyên bố từ chức là vi phạm hiến pháp, kêu gọi người dân đoàn kết để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Chủ tịch Quốc hội Berri nêu rõ nội các vẫn tồn tại và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường. Ông Berri cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đoàn kết dân tộc và củng cố nội bộ. Chủ tịch Quốc hội Liban cho biết ông vẫn đang chờ ông Hariri trở về Liban để Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết định từ chức của ông, nếu không việc từ chức của người đứng đầu nội các sẽ không có giá trị. Một khi ông Hariri từ chức theo quy định, Quốc hội sẽ tiến hành các cuộc họp và tham vấn để chỉ định một thủ tướng mới.

Bộ Ngoại giao Iran thì khẳng định, cáo buộc "Iran gia tăng ảnh hưởng chính trị trong khu vực" của Thủ tướng Liban là vô căn cứ và phi thực tế, và động thái này là dấu hiệu cho thấy đây là kịch bản mới nhằm gây bất ổn tại Liban cũng như khu vực. Thông báo cũng bày tỏ người dân Liban sẽ dễ dàng vượt qua giai đoạn này. 

Tổng Thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul-Gheit bày tỏ hy vọng Liban sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay mà không ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của nước này, đồng thời hối thúc quốc gia Arab này ngăn chặn các âm mưu "phân cực và bá quyền". Tuy nhiên, tuyên bố của Thủ tướng Hariri đã nhận được sự ủng hộ của Israel. Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho rằng hành động của Thủ tướng Liban đã gióng lên "một hồi chuông cảnh báo" với thế giới về tham vọng của Iran.

Trước tình hình phức tạp hiện nay tại Liban, các quốc gia vùng Vịnh là Saudi Arabia, UAE, Kuwait và Bahrain cũng đã khuyến cáo công dân của mình không nên đi du lịch tới quốc gia này, đồng thời yêu cầu các công dân đang ở Liban rời khỏi nước này càng sớm càng tốt.

Nguy cơ lún sâu vào xung đột

Liban từng rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị vì không có người đứng đầu đất nước kể từ ngày 25/5/2014 khi Tổng thống Michel Suleiman kết thúc nhiệm kỳ mà không tìm được người kế nhiệm. Cuộc khủng hoảng đã khiến Chính phủ bị tê liệt, nhiều dịch vụ cơ bản bị cắt đứt và xảy ra nội chiến. Theo thỏa thuận chia sẻ quyền lực được cho nhằm chấm dứt bế tắc chính trị tại Liban, Quốc hội Liban đã bầu ông Michel Aoun làm Tổng thống vào cuối tháng 10/2016 và ông Hariri, người từng giữ chức Thủ tướng Liban trong nhiệm kỳ đầu tiên từ năm 2009-2011 đã tái đắc cử vị trí này tháng 12/2016.

Theo đánh giá của giới phân tích, tuyên bố gây sốc của ông Hariri, một người Hồi giáo dòng Sunni, được đưa ra chưa đầy một năm sau khi chính phủ liên minh của ông được thành lập theo một thỏa thuận chia sẻ quyền lực ở Liban đã làm dấy lên những quan ngại rằng Liban, quốc gia vốn đang chia rẽ giữa phe do ông Hariri đứng đầu và phong trào Hồi giáo dòng Shiite Hezbollah do Iran hậu thuẫn, có thể một lần nữa chìm trong bạo lực, khi nước này trở thành tâm điểm của một cuộc tranh giành ảnh hưởng tại khu vực giữa Saudi Arabia và Iran.

Trên thực tế, Hezbollah là một phần trong chính phủ liên minh của ông Hariri. Tuy nhiên, với kho vũ khí vượt xa các lực lượng vũ trang của Liban, quyền lực và ảnh hưởng của phong trào này lớn hơn nhiều so với vị trí trong nội các. Trong nhiều năm qua, Liban đã bị chia rẽ sâu sắc giữa một bên do Hezbollah chi phối và một phong trào được Saudi Arabia hậu thuẫn do ông Harri lãnh đạo. Rạn nứt chính trị ở Liban đã từng dẫn đến vụ ám sát cựu Thủ tướng nước này Rafic Hariri, cha của ông Hariri, hồi năm 2005.

Chính vì vậy, các nhà phân tích nhận định việc ông Hariri từ chức có thể sẽ tái bùng phát thành một cuộc nội chiến tại Liban. Và bất kỳ cuộc chiến tranh mới nào cũng sẽ tác động tiêu cực đến Liban, đất nước vốn đã suy kiệt bởi “núi” nợ ngày một phình to, nạn tham nhũng cũng như áp lực về dân số từ dòng người tị nạn lớn từ Syria.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.