Lì xì đầu năm – Nét đẹp trong văn hóa của người Việt

Lì xì đầu năm – Nét đẹp trong văn hóa của người Việt
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lì xì đầu năm mới là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt với mong muốn đem lại niềm vui, may mắn, tài lộc trong năm mới cho nhau. 

Lì xì là phiên âm của từ “lợi thị” trong tiếng Trung, điều này có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn.

Ngày Tết, mọi người sẽ chuẩn bị tiền để cho vào những chiếc phong bao nhỏ nhắn, xinh xắn, màu sắc rực rỡ (thường là màu đỏ tượng trưng cho sự cát tường, như ý) để mừng tuổi cho người thân trong gia đình và những người mình yêu quý.

Lì xì là nét đẹp trong văn hóa của người Việt

Lì xì là nét đẹp trong văn hóa của người Việt

Khi bước sang thời khắc đầu tiên của năm mới âm lịch, những người lớn tuổi trong gia đình sẽ phát những phong bao lì xì cho con cháu trong nhà, sau đó đến lượt con cháu lì xì lại cho ông bà, cha mẹ. Việc lì xì không giới hạn về thời gian, có thể lì xì vào ba ngày mùng đầu năm hoặc kéo dài đến hết rằm tháng Giêng.

Tết là dịp các em nhỏ sẽ được nhận lì xì và nhiều lời chúc tốt đẹp từ ông bà, bố mẹ

Tết là dịp các em nhỏ sẽ được nhận lì xì và nhiều lời chúc tốt đẹp từ ông bà, bố mẹ

Lì xì (mừng tuổi) là phong tục phổ biến ở Việt Nam, việc lì xì không quan trọng ở giá trị bao nhiêu tiền mà chủ yếu là ở “thiện ý”, tấm lòng, mong ước cho người nhận lì xì gặp thật nhiều may mắn, sức khỏe, tài lộc trong năm mới. Khi trao phong bao lì xì, người lì xì sẽ nói những lời chúc tốt đẹp cho người nhận, lì xì cho trẻ em thì thường sẽ cầu chúc trẻ hay ăn chóng lớn, chăm ngoan, học giỏi; lì xì cho người lớn tuổi thì sẽ chúc ông bà, cha mẹ khỏe mạnh, chúc tấn tài – tấn lộc, thành công, hạnh phúc…

Cháu Khánh Nguyên (Hoài Đức - Hà Nội) chia sẻ: "Tết đến cháu rất háo hức và chờ đợi được nhận phong bao lì xì và những lời chúc tốt đẹp từ ông bà, bố mẹ, cậu dì... Số tiền được mừng tuổi cháu sẽ cho vào lợn để bỏ tiết kiệm để có thể dùng mua sách vở, quần áo và đồ dùng học tập.".

Niềm vui của em bé khi nhận được mừng tuổi từ bố mẹ

Niềm vui của em bé khi nhận được mừng tuổi từ bố mẹ

Quan niệm lì xì là phong tục văn hóa tốt đẹp, chị Quỳnh Dương (Quảng Kim - Quảng Trạch - Quảng Bình) cho rằng đây cũng là dịp để gửi trao những mong muốn tốt đẹp cho ông bà, bố mẹ, con cái; nhất là con trẻ.

" Rất nhiều trẻ không hiểu hết ý nghĩa tốt đẹp của việc lì xì đầu năm, các con chỉ nghĩ là được lì xì sẽ có tiền, do nhận thức chưa đúng đắn nên có nhiều trường hợp trẻ nhận lì xì sẽ thất vọng và có thái độ không tốt với những người mừng tuổi ít tiền.Tôi luôn dặn các con khi được mừng tuổi, các con hãy mỉm cười và đưa hai tay nhận lì xì, phải biết nói lời cảm ơn. Tôi dặn con không nên để ý đến việc trong phong bao lì xì có bao nhiêu tiền, điều đó không quan trọng, cái chính là tấm lòng người trao gửi gắm đến con và tuyệt đối con không bóc phong bao trước mặt khách khứa.", chị Quỳnh Dương bày tỏ.

Tin cùng chuyên mục

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Đọc thêm

Chuyện tình đẹp như mơ của “Đôi song ca miền thùy dương”

Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết được biết đến với mối tình thủy chung. (Nguồn: Thegioigiaitri)
(PLVN) - Vào thập niên 50, 60, cặp đôi danh ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết là một trong những “ngôi sao” của làng tân nhạc Việt Nam. Gần 60 năm bên nhau, cặp đôi Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết không chỉ ghi dấu trong lòng người hâm mộ bằng những câu hát rung động lòng người, mà còn bằng mối tình sắt son, thủy chung của cả hai.

Lời hồi đáp

Lời hồi đáp
(PLVN) - Có những khoảng trống không tên gợi lên nỗi nhớ nhung hoặc tôi cố gắng không nhồi nhét một cái tên vào đó. Vì chỉ cần định hình một cái tên thôi thì có nghĩa mình đã nhớ thương người ta đến mức nào...

“Bắt” người nghe phải nghe mình nói

 “Bắt” người nghe phải nghe mình nói
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Câu trả lời nằm ở sức mạnh của sự đơn giản. Một thông điệp đơn giản, rõ ràng không chỉ dễ nhớ, dễ tiếp cận mà còn làm nổi bật những điều bạn truyền tải. Nhưng vì sao đơn giản lại hiệu quả? Và làm cách nào để biến những ý tưởng phức tạp trở thành những thứ đơn giản, thu hút?

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Sắp 'đối đầu với tiền bối', HLV Kim Sang Sik nói gì?

HLV Kim Sang Sik cho rằng đội tuyển Việt Nam có cơ hội chiến thắng Indonesia (Ảnh: VFF)
(PLVN) - "Chúng tôi cũng có thời gian ở cùng phòng. Tôi luôn xem ông Shin là tiền bối. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Tôi mong chờ trận đấu ngày mai, khi cả hai cùng ở cương vị huấn luyện trưởng đội tuyển quốc gia và sẽ đối đầu nhau. Tôi sẽ gạt bỏ hết những suy nghĩ cá nhân để tập trung cho trận đấu”, HLV trưởng ĐT Việt Nam nói.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.