LHQ tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Phật đản

(PLVN) - Ngày 2/7, Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức trực tuyến Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phật đản với sự tham dự của Chủ tịch Đại Hội đồng, Tổng Thư ký LHQ và Bộ trưởng Ngoại giao của Sri Lanka. Nhiều Đại sứ, đại diện Phái đoàn các nước thành viên tại LHQ đã tham gia và phát biểu tại phiên kỷ niệm. 
Các đại biểu dự lễ kỷ niệm.
Các đại biểu dự lễ kỷ niệm. 

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Thư ký LHQ António Guterres khẳng định giá trị vượt thời gian của các thông điệp của Đức Phật về sự đoàn kết và phụng sự, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đứng trước thách thức của dịch bệnh COVID-19, nhấn mạnh chỉ có thông qua hợp tác quốc tế, chúng ta mới có thể ứng phó với tác động kinh tế-xã hội của dịch bệnh, chỉ có tăng cường sự gắn kết mới giúp chúng ta vượt qua khó khăn, hồi phục và xây dựng một thế giới bền vững, tự cường và công bằng hơn cho tất cả mọi người; và đó cũng chính là tinh thần của đạo Phật và sức sống của Hiến chương LHQ. 

Chủ tịch Đại Hội đồng Tijjani Muhammad-Bande đề cao các giá trị lòng nhân ái, tình thương và sự cảm thông; kêu gọi thực hành lời dạy của Đức Phật rằng “hãy cho đi dù bạn chỉ có một chút” sẽ giúp cho rất nhiều người đang trong cảnh khốn khó của dịch bệnh COVID-19; nhấn mạnh tầm quan trọng của khoan dung, hiểu biết và sự tôn trọng lẫn nhau cũng là các giá trị mà LHQ luôn thúc đẩy, hướng tới chung sống hòa bình trong đa dạng.

Tham dự lễ kỷ niệm, Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại LHQ khẳng định giá trị và sức sống của giáo lý Phật giáo trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với các thách thức rất lớn hiện nay như xung đột, biến đổi khí hậu và dịch bệnh COVID-19, đe dọa thành quả tiến bộ của nhân loại trong nhiều thập kỷ qua cũng như các nỗ lực hướng tới mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau. 

Trước các nguy cơ đó, Đại sứ nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm chung vì một thế giới không còn khổ đau, đề cao lòng từ ái để chấm dứt và ngăn chặn bạo lực, căng thẳng, thúc đẩy hợp tác để thu hẹp các khác biệt và cùng chung tay hành động vì lợi ích chung của nhân loại. 

Đại sứ cũng khẳng định trong hàng nghìn năm lịch sử của Việt Nam, các tôn giáo luôn chung sống, tương trợ lẫn nhau, cùng chung tay xây dựng và phát triển đất nước, góp phần vào khối đại đoàn kết dân tộc xuyên suốt qua các thế hệ. 

Lễ kỷ niệm ngày Phật đản là dịp để tất cả chúng ta cùng chiêm nghiệm về lời dạy của Đức Phật, cùng nỗ lực và phấn đấu vì một thế giới hòa bình và hài hòa. 

Nghị quyết số 54/115 năm 1999 của Đại Hội đồng LHQ chính thức lấy ngày Trăng tròn tháng 5 hàng năm là Ngày Quốc tế Phật đản, kỷ niệm ngày Phật sinh, Phật thành đạo và Phật nhập niết bàn. Kể từ năm 2000, lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phật đản được tổ chức thường niên tại trụ sở LHQ. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, lễ kỷ niệm diễn ra muộn hơn thường lệ và phải tổ chức dưới hình thức trực tuyến.

Đọc thêm

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 chứng kiến loạt tai nạn chấn động trên thế giới, từ vụ va chạm tàu hỏa tại Mỹ, tai nạn máy bay ở Hàn Quốc, đến các sự cố nghiêm trọng như hỏa hoạn ở Bangladesh, cá mập tấn công người ở Australia và vụ nổ nhà máy thuốc nổ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi sự kiện đều gây mất mát lớn về người và tài sản, nhắc nhở chúng ta chú ý, tăng cường hơn các giải pháp bảo đảm an toàn...

Hành trình vaccine từ phòng thí nghiệm đến mũi tiêm

Ấn Độ đã trở thành trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu. (Ảnh: Viện Huyết thanh Ấn Độ - npr.org)
(PLVN) - Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến đại dịch COVID-19, sự ra đời của vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của y học, mang lại hy vọng và sự sống cho hàng triệu người trên thế giới. Dù vậy, ít ai hiểu rõ câu chuyện đằng sau mỗi liều vaccine là những năm tháng nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất miệt mài. Đó là một quá trình dài hơi, đòi hỏi không chỉ sự chính xác khoa học mà còn cả những cam kết về an toàn, đạo đức và hợp tác quốc tế.

Chaebol - trụ cột lâu đời của nền kinh tế Hàn Quốc ra đời và phát triển như thế nào?

Samsung luôn giữ vị thế chaebol hàng đầu tại Hàn Quốc. (Ảnh: mekongasean.vn)
(PLVN) - Là trụ cột lâu đời của nền kinh tế thần kỳ Hàn Quốc, các chaebol là những tập đoàn lớn do gia đình điều hành, chiếm phần lớn trong nền kinh tế của xứ sở kim chi. Bắt nguồn từ các từ tiếng Hàn “chae” (sự giàu có) và “bol” (gia tộc), các chaebol bắt đầu hình thành từ sau Thế chiến 2.