Lệnh cấm chuyển tải tại vùng nước Quảng Ninh có hiệu lực- Doanh nghiệp đồng loạt kêu khó

Ngày 31-12-2009, Quyết định 44/2007-GTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định "việc chuyển tải của tàu thuyền vào cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng tại vùng nước cảng biển Hòn Gai - Quảng Ninh phải chấm dứt” có hiệu lực. Hàng chục doanh nghiệp vận tải biển và xuất nhập khẩu hàng hoá qua cảng biển đồng loạt lên tiếng phản ánh sự bất hợp lý của Quyết định này.

Theo ông Ngô Bắc Hà, Tổng Giám đốc Cảng Hải Phòng: Đây là một khó khăn rất lớn không chỉ đối với cảng Hải Phòng mà cả đối với tất cả các chủ hàng xuất nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc. Quyết định trên rất có thể trở thành rào cản cho sự phát triển, mở rộng thương mại của các tỉnh trong khu vực phía Bắc nước ta.

 

Ông Dương Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng thành viên Cảng Hải Phòng đã nhiều lần lên tiếng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải lùi thời hạn thực hiện Quyết định 44 trên cho đến khi cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (nằm ở cửa biển, thuộc huyện Cát Hải, Hải Phòng) có đủ điều kiện kỹ thuật xếp dỡ hàng rời, dự kiến thời gian gia hạn chừng 2 năm. Trong các cuộc làm việc hồi đầu năm 2009 với chính quyền thành phố, cũng như với lãnh đạo cảng Hải Phòng, phía Bộ Giao thông - Vận tải hứa sẽ giải quyết, song đến nay vẫn chưa có bất kỳ văn bản nào gia hạn cho việc trên.

 

UBND tỉnh Quảng Ninh đã có kế hoạch di chuyển điểm chuyển tải từ vùng Vịnh Hạ Long sang khu vực Hòn Nét (Cẩm Phả), cách đó hàng chục km. Tuy nhiên, ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Đại lý Hàng hải Hải Phòng (thuộc Công ty Cổ phần đại lý Hàng hải Việt Nam) cho biết: Nếu phải chấm dứt chuyển tải hàng hoá ở vùng vịnh Hạ Long, và chuyển lên khu vực Hòn Nét (Cẩm Phả, Quảng Ninh) thì chi phí chuyển tải hàng tăng gần gấp đôi, thời gian chuyển tải tăng gấp 1,5 lần, chi phí cập cảng tăng gấp 2, tốc độ giải phóng tàu giảm khoảng 1,5 lần. Như vậy việc cấm chuyển tải tại vùng Vịnh Hạ Long có nhiều bất hợp lý, cần phải gia hạn thêm.

 

Ông Trần Hữu Chiều, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam cho biết: Nếu chuyển vùng chuyển tải lên khu vực Hòn Nét thì các tàu biển phải làm thủ tục nhập cảnh 2 lần qua 2 cảng biển Quảng Ninh và Hải Phòng, như vậy gây ra nhiều khó khăn, phức tạp trong thủ tục hành chính, tăng 2 lần chi phí hoa tiêu...

 

Thực tế cho thấy, cảng Hải Phòng nằm sâu trong nội địa và độ sâu của luồng lạch hạn chế khiến các tàu có trọng tải lớn chở đầy hàng không thể cập cảng được, nên việc chuyển tải hàng hóa ở vùng nước Quảng Ninh của các tàu trước khi vào Cảng Hải Phòng là một tồn tại khách quan có từ lâu.

 

Trong khi đó, ở Quảng Ninh, số bến tàu bốc xếp hàng rời ít, chưa đủ năng lực đáp ứng một lượng lớn tàu và hàng cập cảng, nên từ nhiều năm nay, các chủ tàu, chủ hàng thường chọn cảng Hải Phòng, nơi có hơn chục bến tàu làm hàng tổng hợp để bốc xếp hàng. Thống kê cho thấy, bình quân mỗi năm, lượng hàng rời (hàng phải chuyển tải) bốc xếp qua cảng Hải Phòng chiếm hơn 10% số tàu và tổng sản lượng hàng hóa qua cảng (tương đương hơn 1,4 triệu tấn hàng). Hàng rời thường là phân bón, thức ăn gia súc, quặng apatít...

 

Theo phân tích của các chuyên gia khai thác cảng biển: Nếu Quyết định 44 được áp dụng vào thời điểm này sẽ gây nguy cơ đình đốn hàng hoá, nên buộc các chủ tàu, chủ hàng phải lựa chọn tàu trọng tải nhỏ để vận chuyển, do vậy làm tăng chi phí vận tải, tăng giá thành hàng hóa và gây bất lợi đến đời sống xã hội. Hơn nữa, xu thế thế giới hiện nay thường đóng các tàu có trọng tải lớn, hạn chế đóng tàu nhỏ, như vậy rất có thể sẽ xảy ra tình trạng khan hiếm tàu nhỏ dẫn tới việc nâng giá cước vận chuyển của các chủ tàu.

 

Những năm gần đây, Hải Phòng thường xuyên chú trọng việc khơi thông, nạo vét luồng tuyến, song vẫn không thể cải thiện được độ sâu luồng tuyến do yếu tố khách quan đem lại. Việc các tàu có trọng tải lớn đầy hàng phải chuyển tải vợi mớn tại vùng nước Quảng Ninh là điều không ai muốn, bởi nó gây bất lợi cho cả cảng Hải Phòng và chủ hàng khi phải bù chi phí bốc xếp. Nhưng do điều kiện hạ tầng cơ sở của cảng không đáp ứng được nên việc chuyển tải là tất yếu.

Thực tế tại các vị trí chuyển tải ở vùng nước Quảng Ninh, các tàu thuyền vào cảng Hải Phòng nhiều năm qua đang sử dụng có hiệu quả và luôn coi trọng bảo vệ môi trường. Đáng nói, việc duy trì khu vực chuyển tải đã hỗ trợ, phối hợp khai thác cảng mang lại kết quả tốt cho cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân. Trong tương lai khi cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện hoàn thành sẽ lại là sự phối hợp tối đa thông thương hàng hoá cho cả Hải Phòng và Quảng Ninh. Vì thế, khó khăn trước mắt phải tìm được sự đồng thuận vì lợi ích chung.

 

Ông Ngô Bắc Hà, Tổng Giám đốc Cảng Hải Phòng cho biết: Bài toán chuyển tải cơ bản có lời giải là thống nhất kéo dài thời gian khai thác cho đến khi cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, nếu Bộ Giao thông Vận tải không sớm có điều chỉnh cho phù hợp thì sự phát triển kinh tế xã hội vùng duyên hải Bắc bộ sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.