Lên Sơn Trà ... uống trà

Không phải để tắm biển Tiên Sa, vì biển động. Cũng không để ngắm mây trời từ Bãi Bụt. Vì gió lớn. Một ngày cuối năm, trời se mù nhưng không mưa, lặng lẽ bên tách trà thơm cùng bạn. Và ngắm trúc. Chẳng lẽ đó không là niềm vui?

Không phải để tắm biển Tiên Sa, vì biển động. Cũng không để ngắm mây trời từ Bãi Bụt. Vì gió lớn. Một ngày cuối năm, trời se mù nhưng không mưa, lặng lẽ bên tách trà thơm cùng bạn. Và ngắm trúc. Chẳng lẽ đó không là niềm vui?


Không phải “lá trúc che ngang mặt chữ điền” ấm nồng mùi vị trần thế của Hàn Mặc Tử. Cũng không là kỷ niệm “bước đi dưới tre bồng chân sáo” của Thu Bồn thời ấu thơ… Mà, thấp thoáng phong vị “dò trúc xông qua làn suối / Tìm mai theo đạp bóng trăng” của Ức Trai hơn 600 năm trước. Chỉ thấp thoáng thôi, bởi, làm sao có thể kéo thời gian quay ngược? Nói “thấp thoáng”, là hàm ẩn ước vọng tìm về. Tìm lại thời xa xanh cũ, lẽ nào không là điều cần thiết giữa thắng thời của những tiếng - vật - chất?

Lan man như thế, là cái tâm thế cần có: giữa nhịp sống băng nhanh, quý biết bao khoảnh khắc thư giãn, như lời Bill Gate nhắn gửi. Lan man qua chén trà thứ ba, như thi sĩ Lỗ Đồng đã “hát”:  “Chén thứ hai phá tan nỗi cô quạnh của ta… Uống đến chén thứ năm, lòng thấy lâng lâng thanh tịnh” thì… tre trúc hiện ra. Trước mắt, chỉ mới có 25 loại (cận Tết, sẽ có thêm 20 loại nữa), rải rác trên khoảng một héc-ta. Còn trong… mơ ước, thì người tu sĩ đang trầm ngâm bên tôi nhẹ nhàng: “Nếu đủ nhân duyên, nơi đây sẽ trở thành một điểm bảo tồn khoảng 100 loại tre trúc Việt Nam”. Nơi đây, là khu vực Suối Đá, tiểu khu 64 rừng bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà. Nơi ấy sẽ là chỗ có những căn nhà nhỏ bé dựa vào vách núi, dưới bóng xanh cây. Cảnh mộc mạc hồn nhiên bên tiếng suối, có ao sen và nơi ngắm trăng trong những sinh hoạt thơ ca - âm nhạc cho người Đà Nẵng. Có những tạo dựng không mang “mùi” cơ giới. Sẽ là chỗ cho giới văn nghệ sĩ cả nước tìm đến - dừng chân mà thưởng ngoạn vẻ đẹp của thành phố biển này. Cứ đến và sống đạm bạc như chủ nhân. Cứ sáng tác, nếu có cảm hứng. Không “đơn đặt hàng” nào cả. Mà biết đâu, những tác phẩm chân chính sẽ ra đời?

Nghe chuyện, lại thấy hiện ra nét phong quang của Huyền Không Sơn thượng, khoảng mươi cây số phía tây thành Huế. Nơi ấy, hơn mười năm trước, vị tu sĩ - nhà thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã âm thầm chọn cho mình nơi tu - học và bắt đầu làm đẹp khoảng 60 héc-ta vùng gò đồi trơ trụi. Giờ đây, chỗ heo hút ngày nào đã là điểm cho người yêu cái đẹp trong Nam ngoài Bắc dừng chân, khi đến Huế. Cái Đẹp thực sự luôn có sức thu hút riêng, không cần những khoa trương ồn ào.

Nhưng khác với Huyền Không Sơn thượng vốn chỉ là nơi ngụ của một số tu sĩ, ngoài điều vừa nói trên, nơi đây sẽ còn là điểm của những cuộc trò chuyện về phép dưỡng sinh - chữa bệnh, và là chỗ tưởng niệm vị vua anh hùng dân tộc Trần Nhân Tông... Sẽ ủng hộ hay không, một nơi có thể thu về thứ tiền... vô hình, nhiều đến mức không tính đếm được: nét đặc thù của một vị trí du lịch, vừa là chốn tịnh tâm - dưỡng sinh đồng thời là nơi sinh hoạt văn hóa có nét đẹp riêng…

Tất cả những gì đang bày ra trước mắt, chỉ mới bắt đầu từ 5 năm nay. Chỉ với sự giúp đỡ của một nhóm người đồng cảm. Và, người tu sĩ trẻ này vẫn đang ngày ngày đánh vật với công việc lao động chân tay nặng nhọc, từng chút từng chút một, cho khoảnh rừng đầy lau sậy và dây leo phủ kín, bãi đá gồ ghề năm năm trước hiện ra dáng nét của ước mơ hình thành một điểm sáng cho Đà Nẵng. Còn lắm khó khăn, nhưng có việc gì mà không bắt đầu từ những giấc mơ, nơi chứa đựng tiềm năng không bờ bến.


Xuống núi. Chiều - tối cuối năm dần sẫm lại. Thoảng sau màn mây xám, một thoáng trăng non. Không phải vầng trăng khắc khoải của Thi tiên Lý Bạch hay mê sảng trong thơ Thi quỉ Lý Hạ: Lão thố hàn thiền khấp thiên sắc / Vân lâu bán khai bích tà bạch (con thỏ già, con cóc lạnh khóc ướt trời / Lầu mây hé mở, vách ngả sang màu trắng). Mà, Hằng Nga nhược thức hoa giai xứ / Quê lãnh thiềm hàn chi má hưu (Nếu Hằng Nga mà biết nét thanh nhã của hoa / thì chắc không còn ưa thích cây quế nơi cung thiềm lạnh lẽo) của nhà vua - thi sĩ Trần Nhân Tông cùng ý chỉ Đạo - trong - đời, đã đưa người đẹp Hằng Nga hóa thành người thiếu phụ Việt, trở lại với chốn trần gian xinh tươi này để thưởng nét đẹp ngày xuân.

Và, Tịnh viên Sơn Trà dường như hiện ra đâu đó, trong hư không. Như Áo Nghĩa Thư đã từng hiển lộ: Tất cả xuất hiện từ không gian và trở thành không gian, nơi chúng xuất phát, nơi chúng thực sự bắt đầu…


Phía bên kia cầu Thuận Phước, trong đêm tối và trong nhịp mùa rộng gió xanh non, thành phố lấp lánh màu xuân…

NGUYỄN ĐÔNG NHẬT

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.