Lệch pha biến động lãi suất, lạm phát và tỷ giá: Lo ngại ngân hàng “đi đêm” với người gửi tiền

(PLO) - Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính, thực tế lãi suất huy động VND là 5% trong khi lãi suất huy động USD là 0%, tốc độ mất giá kỳ vọng đối với VND khoảng 2%, hệ quả là nhu cầu vay và huy đông USD tăng trong thời gian gần đây dẫn đến các ngân hàng “đi đêm” với người gửi tiền…
Đang có xu hướng ngân hàng “đi đêm” lãi suất với người gửi tiền? Ảnh minh họa
Đang có xu hướng ngân hàng “đi đêm” lãi suất với người gửi tiền? Ảnh minh họa

Tại Diễn đàn “An ninh tài chính và Cạnh tranh doanh nghiệp” do Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp Cục An ninh Tài chính Tiền tệ và Đầu tư tổ chức sáng nay, 25/7, TS Nguyễn Đức Độ cho rằng, trong những năm gần đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã tương đối thành công trong việc thực hiện mục tiêu ổn định tỷ giá. Tính trung bình, VND chỉ mất giá khoảng 2%/năm so với USD trong giai đoạn 2012-2016. 

Theo lý thuyết, trong điều kiện lãi suất huy động VND hiện nay là 5%, còn trần lãi suất huy động USD theo quy định của NHNN là 0%, việc VND chỉ mất giá 2%/năm so với USD sẽ khiến tình trạng đô la hoá giảm. 

Trên thực tế, tình trạng đô la hoá cũng đã có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012-2016. Tuy nhiên, theo Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tín dụng ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm 2017 đã tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 8,3% tổng tín dụng. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do khi rủi ro về tỷ giá không lớn (đặc biệt là khi đồng USD giảm giá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2017), còn lãi suất cho vay VND lại ở mức cao, nhu cầu vay và huy động USD sẽ có xu hướng gia tăng. 

Cụ thể, với mức lãi suất cho vay hiện nay là 7%, còn kỳ vọng VND mất giá so với USD chỉ khoảng 2%/năm, các DN sẽ có nhu cầu vay USD với mức lãi suất từ 4-5%, và do vậy, các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng sẽ có nhu cầu huy động USD từ nền kinh tế với mức lãi suất từ 1-2%. Theo những thông tin được công bố gần đây, các NHTM bằng cách này hay cách khác vẫn đang trả lãi suất tới 2% cho người gửi USD, mặc dù NHNN quy định mức lãi suất tối đa cho tiền gửi USD trong hệ thống ngân hàng là 0%. Hệ quả là người dân và DN vẫn tiếp tục nắm giữ USD và gửi vào các ngân hàng khiến cho công cuộc chống đô la hoá của NHNN gặp nhiều khó khăn. 

Trước thực trạng chênh lệch lãi suất VND và lãi suất USD nêu trên, một số đề xuất cho rằng NHNN cần nâng lãi suất tiền gửi USD để huy động vốn USD với lãi suất thấp. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, nếu lãi suất chỉ được nâng nhẹ lên mức 0,5%-1%,  sẽ không có tác động đáng kể tới việc huy động thêm vốn cho nền kinh tế, bởi các NHTM hiện vẫn đang huy động USD với lãi suất 2%. Nhưng nếu nâng lãi suất huy động USD lên mức 2% hoặc cao hơn, thì với rủi ro tỷ giá là 2%/năm và chênh lệch lãi suất huy động và cho vay (NIM) là 3%, lãi suất cho vay VND sẽ khó có thể giảm xuống dưới mức 7% hiện nay, và do vậy, chủ trương giảm lãi suất của Chính phủ sẽ khó được thực hiện. “Nói cách khác, yêu cầu hạ lãi suất VND và nâng lãi suất USD để tăng huy động vốn có thể mâu thuẫn nhau nếu không được tính toán kỹ lưỡng. ..”- TS Độ lưu ý.

Mặc dù vậy, vị chuyên gia này khẳng định: “Trên thực tế, lãi suất VND sẽ quyết định mức lãi suất USD, chứ không phải ngược lại”. Bởi vậy, một giải pháp khác cho thực trạng chênh lệch lãi suất giữa USD và VND hiện nay là giảm lãi suất cho vay VND để từ đó giảm nhu cầu vay USD từ các DN cũng như nhu cầu huy động USD từ các NHTM. Khi lãi suất cho vay giảm xuống, chẳng hạn còn 6% thay cho 7% như trước đây, và NHNN tiếp tục ổn định tốc độ mất giá của VND so với USD ở mức khoảng 2%/năm, các DN sẽ chỉ có nhu cầu vay USD nếu lãi suất cho vay USD giảm xuống còn từ 3-4% và các NHTM sẽ chỉ có nhu cầu huy động USD ở mức lãi suất từ 0-1%. 

Về lý thuyết, tình trạng găm giữ USD sẽ chủ yếu phụ thuộc vào tương quan lãi suất giữa VND và lãi suất USD, nên khi giảm đồng thời 1% đối với cả lãi suất VND và lãi suất USD, sẽ không có tác động giảm tình trạng đô la hoá. Tuy nhiên, trên thực tế do việc nắm giữ USD phải chịu các chi phí liên quan đến mua/bán, chuyển đổi, thậm chí cả vấn đề pháp lý, nên khi mức lãi suất USD giảm về mặt tuyệt đối xuống còn 0%, động cơ năm giữ USD và tình trạng đô la hóa nhiều khả năng sẽ giảm theo.

“Như vậy, nếu NHNN không thể ngăn chặn các NHTM lách luật trong việc thoả thuận lãi suất USD với người gửi tiền, thì việc duy trì lãi suất VND quá cao so với USD không phải là giải pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng đô la hoá nền kinh tế. Ngược lại, để chống đô la hoá, cần hạ lãi suất VND xuống để mức chênh lệch với lãi suất USD tương đương với mức mất giá kỳ vọng của VND…”- TS Độ đề xuất.

Xử lý nợ xấu mới giảm được lãi suất

Theo TS Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, điểm ngẽn của hệ thống tài chính- huyết mạch của nền kinh tế hiện nay là việc xử lý nợ xấu và các ngân hàng yếu kém còn chậm, nhất là các NHTM mua lại giá 0 đồng và ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt. Ông Phước cho biết, kể từ năm 2012 đến hết 2015, toàn bộ hệ thống tín dụng mới xử lsy xấp xỉ 500 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó các tổ chức tín dụng tự xử lý chiếm phần nhiều (trên 55%) còn lại bán nợ cho VAMC và các tổ chức cá nhân khác, nợ xấu còn tồn đọng tại VAMC chưa xử lsy còn khoảng 180 nghìn tỷ. “Nếu không xử lý triệt để nợ xấu thì sẽ không giảm được mặt bừng lãi suất , giảm ci phí vốn của nền kinh tế cũng như ổn định kinh tế vĩ mô bền vững…”- TS Phước khẳng định.

TS Nguyễn Đức Độ cũng cho rằng để giảm lãi suất xuống 6% và kích thích lạm phát lên 2%, từ đó đưa lãi suất thực cũng như tương quan lãi suất giữa VND và USD về mức hợp lý hơn, bên cạnh các chính sách tiền tệ truyền thống, cần phải gỡ nút thắt lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nợ xấu. Ông khẳng định, nợ xấu hiện nay là nguyên nhân sâu xa cản trở tín dụng và chi tiêu, khiến lạm phát thấp, lãi suất thực cao, khả năng trả nợ của Chính phủ và DN suy giảm, còn tăng trưởng thì rơi vào tình trạng trì trệ.

Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.