Lễ tế trời đất cầu quốc thái dân an trên núi Ngũ Nhạc ở Hải Dương

Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc là nghi lễ quan trọng của Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc hằng năm
Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc là nghi lễ quan trọng của Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc hằng năm
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 7/2 (ngày 17 tháng Giêng), Ban Tổ chức Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc, cầu cho quốc thái dân an. Đây là nghi lễ quan trọng, đặc trưng của Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc hằng năm.

Tham dự lễ tế, cùng với lãnh đạo tỉnh Hải Dương, đông đảo nhân dân, du khách thập phương, còn có ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị và đoàn khách đến từ TP Suwon (Hàn Quốc).

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương dự lễ tế cầu quốc thái dân an trên núi Ngũ Nhạc
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương dự lễ tế cầu quốc thái dân an trên núi Ngũ Nhạc

Theo nghi thức truyền thống, đoàn tế gồm đội lân, bát âm, chiêng trống, cùng các đại biểu, nhân dân và du khách đến dâng hương tại chân núi Ngũ Nhạc, Bắc Nhạc miếu. Tiếp đến, đoàn di chuyển lên Trung Nhạc miếu (trung cung) cử hành nghi lễ tế trời đất. Tại đây, các nhà sư làm lễ tế cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi…

Chủ tịch UBND tỉnh Triệu Thế Hùng tặng ngũ cốc cho người dân dự lễ
Chủ tịch UBND tỉnh Triệu Thế Hùng tặng ngũ cốc cho người dân dự lễ

Khi nghi thức tế lễ kết thúc, lãnh đạo tỉnh tặng ngũ cốc cho đại diện các ngành, đoàn thể, người dân dự lễ. Ngũ cốc gồm 5 loại hạt giống: ngô, lúa, đỗ, lạc, kê với ý nghĩa những loại ngũ cốc này hấp thụ tinh hoa của trời đất và khí thiêng sông núi, phát để mọi người mang về gieo trồng, nhân giống.

Sau lễ tế trời đất tại Trung cung, đoàn tế tiếp tục dâng hương tại Tây Nhạc miếu, Đông Nhạc miếu, Nam Nhạc miếu và kết thúc bằng lễ dâng hương tại đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Nguyễn Trãi.

Núi Ngũ Nhạc nằm ở phía đông bắc chùa Côn Sơn (TP Chí Linh) gồm 5 ngọn núi thiêng tượng trưng cho 5 phương tương ứng với các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Theo quan niệm của người xưa, Ngũ Nhạc vùng đất phúc, nơi ngự của Phật, Thánh và các vị thần cai quản việc cát, hung, họa, phúc của muôn loài. Trong tín ngưỡng dân gian, lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc để cầu phúc, tránh họa, mong cho mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an.

Lễ tế hàng năm đều thu hút đông nhân dân trong, ngoài tỉnh Hải Dương tham dự đã khẳng định những nỗ lực của địa phương trong quá trình bảo tồn, phát huy các giá trị của nghi lễ độc đáo này cũng như của các giá trị di sản văn hóa dân tộc, đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Đọc thêm

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản.