Lễ Mừng cơm mới được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  UBND huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên vừa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Lễ công bố và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ Mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ.

Lễ Mừng cơm mới là một trong những nghi lễ sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống được trao truyền từ nhiều đời nay và đã trở thành di sản độc đáo của dân tộc Xinh Mun xã Chiềng Sơ, Điện Biên ĐÔng - tỉnh Điện Biên

Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh được nảy sinh trong cuộc sống, lao động sản xuất.

Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn và tưởng nhớ tới những người có công sinh thành, dưỡng dục con cháu và truyền đạt những tri thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, đặc biệt là kỹ thuật làm nương theo mùa vụ.

Lễ mừng cơm mới là dịp con cháu dâng lên tổ tiên các món ăn truyền thống, mời tổ tiên ăn cơm mới và cầu mong họ phù hộ cho các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, cầu cho mùa màng bội thu.

Lễ mừng cơm mới là dịp để các thành viên gia đình, dòng họ quây quần bên nhau mừng thành quả lao động sau một mùa vụ vất vả; là dịp để ông bà, cha mẹ dạy bảo con cháu biết quý trọng sức lao động, đặc biệt là duy trì truyền thống thờ cúng tổ tiên của tộc người Xinh Mun, là dịp giúp gia đình, dòng họ đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.

Lễ mừng cơm mới được các gia đình người Xinh Mun duy trì thường xuyên, được tổ chức vào khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 hàng năm.

Nghi lễ được thực hiện tại gian thờ tổ tiên (gian đầu tiên ở ngay lối cầu thang chính). Người Xinh Mun không dựng bàn thờ riêng, chỉ đặt một tấm phên nhỏ hình chữ nhật buộc vào một gậy tre dài khoảng 1,5 m - 2 m cắm ở giữa gian thờ (sát vách tường phía sau) và họ quan niệm đây là nơi trú ngụ của tổ tiên; tổ chức lễ cúng cơm mới hàng năm, chủ nhà (là nam giới) sẽ quét dọn và thay mới phên thờ.

Lễ mừng cơm mới được xem như Tết truyền thống của đồng bào, vì đây là nghi lễ đánh dấu sự khởi đầu và kết thúc mọi việc trong năm, chu trình của mọi hoạt động trong đời sống sinh hoạt bắt đầu diễn ra từ Lễ mừng cơm mới của năm trước đến Lễ mừng cơm mới của năm sau.

Trước khi diễn ra Lễ mừng cơm mới, chủ nhà mang lễ vật đến nhờ thầy mo (thầy cúng) hoặc người có uy tín trong bản chọn ngày đẹp để làm lễ .

Mọi người trong gia đình chuẩn bị lễ vật, lương thực, thực phẩm để dâng cúng Thần linh, tổ tiên và mời anh em trong dòng họ, những người bà con thân thiết trong bản tới chia vui. Lễ vật đều liên quan đến nương rẫy hoặc món ăn truyền thống cổ xưa của tổ tiên người Xinh Mun, gồm lúa mới, sâu măng, bọ măng, dế, cá, rau củ, quả tự trồng được trên nương (quả dưa, quả bí), măng lấy trên rừng. Ngày nay, còn có thêm thịt lợn, thịt gà. Trước đây, lễ vật phải có con dúi, nhưng nay, để bảo vệ rừng, người Xinh Mun đã thay đổi quan niệm phải có thịt thú rừng.

Ngoài ra, các gia đình còn chuẩn bị những thứ để phục vụ cho việc làm lễ, như ống tre, chai đựng nước (bong hót); phên thờ (Ta lé sun yếng); chum rượu cần.

Chủ gia đình sẽ trực tiếp dọn dẹp bàn thờ tổ tiên; phân công các thành viên trong nhà dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị lễ cúng và quyết định mời người tham gia cùng gia đình. Trước đây, chỉ có người trong dòng họ mới được mời, nhưng nay có thể thêm cả khách của gia đình.

Với giá trị tiêu biểu, Lễ mừng cơm mới của dân tộc Xinh Mun được Bộ trưởng Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây vừa là niềm tự hào của đồng bào Xinh Mun, đồng thời cũng góp phần nâng cao trách nhiệm trong bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.

Đọc thêm

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"
(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Hạnh.

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

Tạo đột phá để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Hai đêm concert của chương trình “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại TP HCM thu hút hàng chục nghìn khán giả. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - 2024 là năm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, concert của các chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, chương trình Jazz quốc tế 2024… đã tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.