Lễ kỷ niệm 140 năm khởi nghĩa Yên Thế: Ôn lại trang sử oanh liệt, hào hùng

(PLVN) - Sáng 16/3, tại Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, thị trấn Phồn Xương (huyện Yên Thế), tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Lễ cắt băng khánh thành đền thờ Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế; Lễ hội kỷ niệm 140 năm khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 2024).
Các đại biểu cắt băng khánh thành đền thờ Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế

Các đại biểu cắt băng khánh thành đền thờ Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế

Dự Lễ hội, đại biểu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Lê Minh Khái - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tướng Nguyễn Doãn Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương.

Các đại biểu tham dự khai mạc lễ hội

Các đại biểu tham dự khai mạc lễ hội

Trình bày diễn văn khai hội, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương có nhấn mạnh: Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, Bắc Giang từ xưa được coi là "phên dậu", một trong "tứ trấn" trọng yếu của đất nước; nơi đây đã sớm hun đúc truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất.

Các địa danh gắn liền với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm như phòng tuyến sông Cầu của quân dân nhà Lý chống quân Tống; Nội Bàng, Xa Lý của quân dân nhà Trần chống giặc Nguyên - Mông; Cần Trạm, Hố Cát, Xương Giang của quân dân nhà Lê chống quân Minh mãi đi vào lịch sử oanh liệt của dân tộc.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta; trên mảnh đất Bắc Giang đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy như: Cuộc khởi nghĩa của Cai Biều (1884 - 1891) ở Bảo Lộc (Lạng Giang); cuộc khởi nghĩa của Lưu Kỳ và Hoàng Thái Nhân (1884 - 1894) ở Lục Ngạn... nhưng tiêu biểu hơn cả là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, do các vị thủ lĩnh áo nâu Lương Văn Nắm và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đứng lên chống thực dân Pháp, kéo dài ngót 30 năm, từ cuối thế kỷ 19 đến những năm đầu của thế kỷ 20.

Khởi nghĩa Yên Thế được các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá "là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân lớn nhất, bền bỉ nhất, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc chống thực dân Pháp trước khi có Đảng". Cuộc khởi nghĩa là một minh chứng đầy thuyết phục về sức mạnh tiềm tàng của người nông dân, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật chiến tranh du kích, chiến tranh Nhân dân, lập làng chiến đấu, vừa đánh vừa đàm... được vận dụng sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này. Trong khói lửa của cuộc khởi nghĩa, Hoàng Hoa Thám đã thể hiện phẩm chất của một thiên tài quân sự, người mà chính giới Pháp cũng phải thừa nhận "mỗi thế kỷ chỉ xuất hiện một lần mà thôi”.

Tiếp nối truyền thống anh hùng cách mạng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, khắc ghi những hi sinh xương máu mà lớp lớp thế hệ cha anh đã để lại trên mảnh đất này, hơn một thế kỷ qua, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã không ngừng khắc phục khó khăn, phát huy những tiềm năng, lợi thế, tận dụng tốt thời cơ đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên trở thành điểm sáng của cả nước trên nhiều lĩnh vực.

Đồng chí Lê Minh Khái - Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại lễ hội.

Đồng chí Lê Minh Khái - Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại lễ hội.

Phát biểu tại lễ hội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Lê Minh Khái - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong lịch sử chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta trước khi có Đảng, khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) được đánh giá là cuộc khởi nghĩa có vũ trang của nông dân có quy mô lớn nhất, trên bình diện rộng nhất, kéo dài nhất, oanh liệt nhất.

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế đã để lại một trang sử hào hùng về lòng yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Đặc biệt là những nét độc đáo về chiến tranh du kích, chiến tranh Nhân dân, về xây dựng lực lượng, căn cứ làng xã chiến đấu liên hoàn trên một địa bàn rộng khắp. Lịch sử và Nhân dân mãi mãi ghi nhớ công lao to lớn của tướng lĩnh, nghĩa quân Yên Thế, đặc biệt là người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, từ một tỉnh thuần nông, xuất phát điểm thấp, điều kiện KT-XH hết sức khó khăn thời điểm tái lập tỉnh năm 1997, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Bắc Giang luôn đoàn kết, cần cù, sáng tạo, kiên cường, dũng cảm, không ngừng nỗ lực, phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng về phát triển KT-XH của cả nước.

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế, cùng với chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt… đã viết nên những trang sử vàng chói lọi của vùng đất Bắc Giang “địa linh nhân kiệt”, là một trong "tứ trấn" của kinh thành Thăng Long xưa, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa; là quê hương của nhiều văn quan, võ tướng, nhân sĩ, hiền tài của dân tộc.

Việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 140 năm khởi nghĩa Yên Thế là để ôn lại một trang lịch sử oanh liệt, hào hùng, truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, sự tri ân đối với anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám, các bậc tiền nhân, các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh để Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp và cuộc sống hạnh phúc.

Đây cũng là dịp để nhắc nhở, ôn lại truyền thống vẻ vang của vùng đất văn hiến, giàu truyền thống cách mạng và anh hùng, qua đó tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang tiếp tục đoàn kết, nhất trí, đồng lòng, chung sức, đẩy mạnh đổi mới, hội nhập và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, vững bước đi lên, đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, phấn đấu đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, giàu mạnh.

Đông đảo người dân và du khách đến tham quan, dự lễ hội

Đông đảo người dân và du khách đến tham quan, dự lễ hội

Sau phần lễ, các đại biểu, nhân dân và du khách thưởng thức Chương trình nghệ thuật sử thi đặc biệt với chủ đề “Bản hùng ca Yên Thế” gồm 2 phần: Hùm thiêng Yên Thế và Bắc Giang, ca khúc ngày mới. Chương trình nghệ thuật mang tính sử thi kết hợp giữa âm nhạc, vũ đạo và các hoạt cảnh sân khấu, khái quát những sự kiện chính của cuộc Khởi nghĩa Yên Thế (Hoàng Hoa Thám và hội nghị đình Dĩnh Thép, cuộc giảng hòa lần thứ nhất, cuộc giảng hòa lần thứ hai, khúc tráng ca bất tử).

Chương trình nghệ thuật sử thi với chủ đề “Bản hùng ca Yên Thế”

Chương trình nghệ thuật sử thi với chủ đề “Bản hùng ca Yên Thế”

Cùng với các trường đoạn sử thi, khán giả sẽ được thưởng thức các ca khúc mang âm hưởng dòng nhạc dân gian kết hợp đương đại như: "Dòng máu Lạc Hồng", "Hoàng Hoa Thám", "Hùm thiêng Yên Thế", "Một dáng cầu vồng", "Chè bản Ven quê em", "Bắc Giang miền quê bừng sáng", "Sáng mãi bản hùng ca" và các làn điệu chèo, vè.

Tiết mục múa của các cháu thiếu nhi trong lễ hội

Tiết mục múa của các cháu thiếu nhi trong lễ hội

Cùng với các trường đoạn sử thi, khán giả sẽ được thưởng thức các ca khúc mang âm hưởng dòng nhạc dân gian kết hợp đương đại như: "Dòng máu Lạc Hồng", "Hoàng Hoa Thám", "Hùm thiêng Yên Thế", "Một dáng cầu vồng", "Chè bản Ven quê em", "Bắc Giang miền quê bừng sáng", "Sáng mãi bản hùng ca" và các làn điệu chèo, vè.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.