Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Kì vọng kết nối di sản văn hóa

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Kì vọng kết nối di sản văn hóa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tối 8/6, Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2023 với chủ đề “Đất thiêng vạn lộc” chính thức diễn ra với sự tham gia của đông đảo người dân và du khách thập phương.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc là lễ hội truyền thống được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ người dân Châu Đốc, An Giang. Năm 2014, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội dân gian truyền thống độc đáo của An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng. Lễ hội chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, khát vọng của cộng đồng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Lễ hội còn mang tính cộng đồng cao, thể hiện sự sáng tạo và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Ông Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phát biểu tại lễ khai mạc

Ông Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phát biểu tại lễ khai mạc

Thông qua “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2023”, tỉnh An Giang mong muốn đưa sự kiện này trở thành hoạt động văn hóa, du lịch quy mô lớn, hướng tới xây dựng sản phẩm, thương hiệu văn hóa, du lịch tỉnh An Giang trên nền tảng các giá trị văn hóa của dân tộc. Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, tạo cơ hội để kết nối di sản văn hóa với các địa phương trong cả nước. Tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó và hợp tác phát triển.

Thủ tướng Chính phủ đã cho phép xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận Lễ hội Vía Bà là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại. Lễ hội sẽ phục dựng lại theo nghi lễ cổ truyền thông qua hình thức sân khấu hóa đặc sắc đã tái hiện lại nguồn gốc, lịch sử bà Chúa Xứ cùng với phần nghi lễ trang trọng. Bên cạnh đó, Lễ hội còn có các hoạt động văn hóa, nghệ thuật sôi nổi phục vụ nhân dân và du khách như: biểu diễn múa lân sư rồng; chương trình văn nghệ mang đậm sắc thái văn hóa 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer.

Lễ hội với sự tham gia của hàng nghìn người dân trong tỉnh và du khách

Lễ hội với sự tham gia của hàng nghìn người dân trong tỉnh và du khách

Lễ hội còn có hội thi thả đèn hoa đăng, triển lãm ảnh nghệ thuật, các hoạt động thể thao (quần vợt, cờ tướng, thể dục dưỡng sinh, hội thi leo núi), các trò chơi dân gian (giật cờ, tung cầu, nhảy bao bố, trò chơi vận động liên hoàn), bóng chuyền hơi…

Năm nay Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được gắn với chuỗi các sự kiện lớn của thành phố Châu Đốc như: Lễ kỷ niệm 323 năm ngày mất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1700 - 2023), 194 năm ngày mất danh thần Thoại Ngọc Hầu (1829 - 2023) và Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập TP Châu Đốc (2013 - 2023).

Ông Lâm Quang Thi – Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Châu Đốc đánh trống khai mạc Lễ hội

Ông Lâm Quang Thi – Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Châu Đốc đánh trống khai mạc Lễ hội

Có mặt tại khu du lịch quốc gia Núi Sam từ rất sớm bà Lê Hoàng Diệu du khách đến từ Trà Vinh cho biết: “Năm nào tôi cũng đến Châu Đốc vào thời gian này để cầu bình an cho gia đình và tham gia Lễ hội. Không khí rất vui tươi phấn khởi với nhiều màu sắc văn hóa, tôi rất thích và hy vọng năm nào cũng sẽ được tận hưởng không khí này.”

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2023 diễn ra từ ngày 8 đến hết ngày 14/6. Đồng thời sẽ không thu phí đối với du khách đến Khu du lịch quốc gia Núi Sam trong tuần lễ diễn ra Lễ hội.

Tin cùng chuyên mục

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Đọc thêm

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.